Thứ Sáu, 08/01/2021, 16:29 (GMT+7)
.

Chi trên 22,44 ngàn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân

(ABO) Sáng 8-1, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020; triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2021, được truyền hình trực tuyến tại 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng chủ trì tại điểm cầu Tiền Giang.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp với quyết tâm cao ngay từ đầu năm, ngành Tài chính đã hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN quan trọng, góp phần vào hoàn thành thắng lợi mục tiêu chung của cả nước.

Theo đó, thu NSNN năm  2020 đạt trên 1.507 ngàn tỷ đồng, bằng 98% dự toán. Riêng chi NSNN 1.781 ngàn tỷ đồng. Trong đó, chi NSNN 17,9 ngàn tỷ đồng, chi 4,54 ngàn tỷ đồng ngân sách Trung ương và trên 30 ngàn tấn gạo cho công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, hậu quả thiên tai lũ lụt và dịch tả heo châu Phi.

Nhiều giải pháp, chính sách linh hoạt (như miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất) được triển khai để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến nay ước tính có khoảng 117,5 ngàn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.

 

Hội nghị cũng đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2021. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Trong đó, Bộ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN; phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 15,5% GDP; tổ chức điều hành chi NSNN năm 2021 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN năm 2021 trong phạm vi 4% GDP.

TUẤN LÂM

.
.
.