.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần làm lên lịch sử ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Cập nhật: 20:57, 13/12/2023 (GMT+7)

(ABO) Chiều ngày 13-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo quốc tế về khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) lúa gạo.

Tham dự có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh; cùng nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế về ngành hàng lúa gạo và ngành nông nghiệp một số tỉnh, thành trên cả nước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung, cho rằng việc ứng dụng KHCN và ĐMST đã góp phần làm lên lịch sử ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho rằng, việc ứng dụng KHCN và ĐMST đã góp phần làm lên lịch sử ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho rằng, việc ứng dụng KHCN và ĐMST trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã góp phần làm lên lịch sử ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thương trường thế giới khi đang khẳn định được thương hiệu và chất lượng hạt gạo Việt.

Tuy nhiên, để KHCN và ĐMST tiếp tục là động lực phát triển một ngành hàng lúa gạo với giá trị gia tăng cao, bền vững, phát thải thấp thì tin tưởng rằng, qua cuộc hội thảo hôm nay sẽ tạo điều kiện hơn trong kết nối giữa các quốc gia, tổ chức, nhà khoa học, doanh nghiệp với bà con nông dân trồng lúa trong tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để lĩnh vực KHCN và ĐMST tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong thới gian tới.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh, tin rằng qua cuộc hội thảo giúp ngành chức năng có giải pháp hữu hiệu trong việc kéo nông dân đến gần hơn con đường tăng trưởng xanh của mặt hàng lúa gạo.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh, tin rằng qua cuộc hội thảo giúp ngành chức năng có giải pháp hữu hiệu trong việc kéo nông dân đến gần hơn con đường tăng trưởng xanh của mặt hàng lúa gạo.

Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế, các nhà xây dựng, hoạch định chính sách, chuyên gia nông nghiệp, doanh nghiệp, hội, hiệp hội liên quan đến ngành hàng lúa gạo đã đưa ra những khuyến cáo về quy trình canh tác tiên tiến thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, giảm vật tư đầu vào; đặc biệt là việc đưa cơ giới hóa trong quá trình sản xuất đồng bộ và phù hợp chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo vệ môi trường và giảm tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch. Bên cạnh đó là giới thiệu những kết quả của việc ứng dụng KHCN và ĐMST vào sản xuất lúa gạo như: Một số công nghệ tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo; sản phẩm từ phụ phẩm rơm rạ, sản phẩm vật tư đầu vào và nông nghiệp tuần hoàn từ phụ phẩm tăng giá trị, bền vững, cũng như sản phẩm xanh, sạch. Ngoài ra, hội thảo còn được nghe cơ quan chuyên môn đưa ra các vấn đề về hỗ trợ kỹ thuật, các công nghệ mới để triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vừa được triển khai.

Đại diện lãnh đạo Bộ NN-PTNT ký biên bản ghi nhớ với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) về thúc đẩy các công nghệ mới và đổi mới sáng tạo cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo Bộ NN-PTNT ký Biên bản ghi nhớ với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) về thúc đẩy các công nghệ mới và đổi mới sáng tạo cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho rằng, với sự gặp gỡ, trao đổi trí tuệ và sự tâm huyết của các nhà khoa học, người nghiên cứu, cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp về lĩnh vực KHCN và ĐMST, tới đây sẽ giúp cho ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương có giải pháp hiệu quả hơn trong việc kéo người nông dân đến gần hơn con đường tăng trưởng xanh, phát thải thấp trong sản xuất lúa gạo.

Đông đảo đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.
Đông đảo đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Cũng trong khuôn khổ buổi hội thảo, Bộ NN-PTNT sẽ ký Biên bản ghi nhớ với Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) để bổ sung những lĩnh vực hợp tác, cơ chế mới chưa đề cập trong MOU, giai đoạn 2023 - 2030. Đặc biệt là nội dung về thúc đẩy các công nghệ mới và đổi mới sáng tạo cho ngành hàng lúa gạo.

HỮU PHƯỚC - TT

.
.
.