Thứ Tư, 06/09/2017, 14:35 (GMT+7)
.

Nón bàng buông - Nét văn hóa của người dân phương Nam

Nghề làm nón bàng buông hình thành và phát triển rất lâu đời ở 3 xã: Thân Cửu Nghĩa, Tân Lý Đông và Tân Lý Tây (huyện Châu Thành). Thuở xưa, vùng đất này đã có nghề làm nón lá bàng, mãi đến gần nửa thế kỷ sau này có thêm nghề đan nón lá buông.

Ngày nay, nón bàng buông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được bạn bè thế giới biết đến. Để làm ra chiếc nón bàng buông, người thợ làm nghề phải thật sự tỉ mỉ, công phu ở từng công đoạn.

Sau khi nhuộm màu, nón được phơi ngoài nắng để màu thấm sâu vào từng nan lá.
Sau khi nhuộm màu, nón được phơi ngoài nắng để màu thấm sâu vào từng nan lá.
Bàng là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh và cho thu nhập ổn định.
Bàng là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh và cho thu nhập ổn định.
Sau khi đem từ rừng về, lá buông được phơi khô.
Sau khi đem từ rừng về, lá buông được phơi khô.
Đan nón được xem là khâu quan trọng, bởi để nón đẹp, người thợ phải chặt tay khi đan để nón không bị hở.
Đan nón được xem là khâu quan trọng, bởi để nón đẹp, người thợ phải chặt tay khi đan để nón không bị hở.
Đan nón xong là đến khâu ép khuôn.
Đan nón xong là đến khâu ép khuôn.
Sau đó, thợ sẽ cắt rìa, may viền.
Sau đó, thợ sẽ cắt rìa, may viền.
Khi nhuộm màu, phải để nón trong nước sôi cho màu thấm đều hết để nón không loang lổ .
Khi nhuộm màu, phải để nón trong nước sôi cho màu thấm đều hết để nón không loang lổ .
Kiểm tra chất lượng nón trước khi đem bán ra thị trường.
Kiểm tra chất lượng nón trước khi đem bán ra thị trường.
Nón bàng buông không chỉ bền, đẹp mà màu sắc còn trong sáng, đội rất dễ chịu.
Nón bàng buông không chỉ bền, đẹp mà màu sắc còn trong sáng, đội rất dễ chịu.

ĐỖ PHI (thực hiện)

.
.
.