Kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về văn hóa, văn nghệ 2017
Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X), Chương trình hành động 26-CTr/TU ngày 9/10/2008 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chương trình hành động 57-CTr/TU ngày 22/8/2014 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, những năm qua tư duy về lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm đổi mới.
Về thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang luôn quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho hoạt động của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh. Trong đó, phê duyệt “Đề án phát triển văn học, nghệ thuật Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2024; Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý, chú trọng mục tiêu phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả xã hội của tác phẩm sáng tác, khắc phục xu hướng hành chính hóa hoạt động văn học, nghệ thuật. Hiện nay, Hội Văn học - Nghệ thuật duy trì 6 chi hội chuyên ngành: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh và nghệ sĩ múa, với trên 240 hội viên, trong đó có 71 hội viên được kết nạp vào các hội chuyên ngành của Trung ương; ngoài ra, Hội còn tập hợp hơn 300 cộng tác viên sinh hoạt ở các câu lạc bộ văn học trẻ, đờn ca tài tử và cải lương, nhạc, nhiếp ảnh, múa… thường xuyên tổ chức sinh hoạt định kỳ, định hướng và tạo điều kiện để lực lượng quần chúng tham gia sáng tác văn học, nghệ thuật ngày càng đông đảo và chất lượng cao hơn.
Về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước"; Các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và trong xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Về xây dựng gia đình văn hóa: tính đến tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh có 439.856 hộ/439.768 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 99,98% số hộ; qua bình xét cuối năm có 420.723/439.768 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 95,66%.
Về xây dựng ấp (khu phố) văn hóa: tính đến nay toàn tỉnh có 980/1.025 ấp (khu phố) văn hóa, đạt 95,61%. Xã, phường đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và đô thị văn minh: toàn tỉnh có 88/173 đơn vị đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và đô thị văn minh (trong đó có 69 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 19 phường đạt chuẩn văn minh đô thị). Về xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng: đến nay toàn tỉnh có 34 chợ văn hóa, 11 công viên văn hóa, 380 con đường văn hóa, 409 cơ sở thờ tự văn hóa.
TẤN QUÂN