Nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong hoạt động hòa giải
(ABO) Ngày 13-7, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến Công tác dân vận trong hoạt động hoà giải. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì hội nghị.
Tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang, các đồng chí: Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Trần Văn Dũng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh tham dự.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang. |
Hoạt động hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở cộng đồng dân cư. Việc hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Vì thế, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến cuối năm 2019, cả nước có trên 96.600 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với hơn 600.000 hòa giải viên. Qua 6 năm (2014 - 2019) thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, cả nước hòa giải hơn 875.300 vụ việc, trong đó hòa giải thành công khoảng 708.000 vụ.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang. |
Tính trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở đã tiến hành hòa giải hơn 140.000 vụ việc. Số lượng các vụ việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền cho nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp, giảm gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước. Những mâu thuẫn chủ yếu được hòa giải ở cơ sở chủ yếu trên lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai và các mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt tại cộng đồng dân cư.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã nêu lên những mặt còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác hòa giải ở cơ sở như: Một số quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở không còn phù hợp; chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở chưa đều, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; công tác hòa giải cơ sở chưa gắn kết với công tác dân...
LÝ OANH