.
HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 97 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21-6-1925 - 21-6-2022):

Người cộng sản uyên bác - Nhà báo tài hoa Nguyễn Văn Nguyễn

Cập nhật: 20:52, 17/06/2022 (GMT+7)

“… Tôi thấy mặt anh, từ xa thôi, tại 2 cuộc mít tinh mùa thu năm 1945: Tại cuộc mít tinh kêu gọi Tổng Khởi nghĩa ở rạp Nguyễn Văn Hảo đêm 24-8 và tại cuộc biểu tình lớn mừng Cách mạng thành công trước Phủ Toàn quyền ngày 25-8. Biết mặt, thật ra cũng không rõ mặt lắm, vì anh xuất hiện cùng khá đông các anh lãnh đạo Xứ ủy Đảng, ngay khi anh phát biểu nối lời anh Trần Văn Giàu sáng 25-8, tôi đứng cách xa khán đài nên cũng thấp thoáng về con người của anh: Người thâm thấp, chắc nịch.

Nhưng tên tuổi của anh thì tôi đã nghe từ lâu. Một tuần lễ trước ngày Tổng Khởi nghĩa ở Sài Gòn, Xứ ủy Đảng Cộng sản công bố bằng áp phích chữ to danh sách 12 Xứ ủy viên, trong đó có anh, kêu gọi đồng bào sẵn sàng cùng Việt Minh cướp chính quyền. Trong thời kỳ bí mật, tôi nghe các anh Nguyễn Oanh, Trần Văn Giàu nhiều lần nhắc đến Nguyễn Văn Nguyễn với sự khâm phục. Người dượng, chồng của người cô thứ năm của tôi là ông Trần Hữu Độ cũng nhắc đến anh như một học giả mác xít uyên bác. Trước đó nữa, trong phong trào Mặt trận Bình dân, tôi đọc khá nhiều bài viết của anh trên các tờ báo, anh ký tên là Ngũ Yến.

Hội nghị Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (đứng bên trái).
Hội nghị Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ, đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (đứng bên trái).

Nhà báo - nhà cách mạng Nguyễn Văn Nguyễn sinh năm 1910, tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc và là một diễn giả, giảng viên lý luận sắc sảo về chủ nghĩa Mác-Lênin. Thời đó, ông nổi lên như một nhà tuyên huấn uyên bác của Đảng trong cả nước.

Chính vì thế Bác Hồ và Bộ Chính trị đã có Quyết định điều ông ra Chiến khu Việt Bắc để công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương, phát huy hết tài năng và đức độ của ông. Tiếc rằng trên đường rừng Trường Sơn, khi ông từ Khu IX Nam bộ ra Việt Bắc năm 1953 để nhận lãnh trọng trách cao hơn, đến Bình Định ông ngã bệnh thương hàn và qua đời ở đó. Thật tiếc cho Đảng và cho cả nhân dân ta vì đã sớm mất đi một nhà tuyên huấn rất giàu kinh nghiệm, một chiến sĩ cộng sản tài ba và kiên trung.

Văn chính luận của Ngũ Yến vừa sắc bén vừa uyển chuyển mà đám học sinh chúng tôi rất thích đọc, bởi trong văn của anh hình thức báo chí gắn với văn học. Trong khi những bài viết văn học của anh lại gần với báo chí. Khi tôi tham gia cách mạng và vào Đảng thì anh đang ngồi tù.

Cho đến một ngày vào năm 1950 ở vùng tự do Tây Nam bộ, Xứ ủy triệu tập hội nghị mở rộng, trước khi tôi đến dự hội nghị thì đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy bảo tôi: “Lần này sẽ phân công Nguyễn làm công tác văn hóa thông tin. Nguyễn có tài và có khiếu về ngành đó…”. Tôi biết anh Duẩn dành công việc này cho anh Nguyễn từ lâu, và chính anh Duẩn đề nghị với Trung ương điều động anh Nguyễn đang công tác ở Đài Tiếng nói Miền Nam đóng ở Quảng Ngãi vào Nam bộ.

Tôi đến hội nghị, không khí rộn rã khác thường. Những người bạn cũ của anh Nguyễn cùng với anh cười nói ở ngoài sân. Một số trí thức Nam bộ ngoài Đảng nhưng đã từng công tác ở Nam Trung bộ rất quen với anh Nguyễn nên câu chuyện râm ran cho đến khi anh Duẩn yêu cầu mọi người vào hội trường.

“Chúng tôi đã hiểu biết và giác ngộ dần lên nhờ những bài báo, quyển sách của các anh đi trước. Ở lứa tuổi thanh niên, chúng tôi vốn có lòng yêu nước, thương dân và lòng căm thù lũ giặc cướp nước cùng bè lũ tay sai bán nước, nên chúng tôi rất hăng hái tham gia nhiều hoạt động với nhiệt tình, nhiệt huyết rất cao, không sợ gian lao, nguy hiểm, tuy kinh nghiệm chưa được dày dạn.

Mỗi khi chúng tôi cảm thấy khó khăn hay bế tắc điều gì trong nhận thức và hành động, chúng tôi lại chạy đến những người thầy cộng sản Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai để được chỉ bảo, thì đều được các anh tiếp chuyện rất thân mật và chỉ dẫn rất cặn kẽ, sắc sảo.

Những lần tôi được trò chuyện với anh Năm Nguyễn ngày ấy, đến giờ trong tôi vẫn còn đọng lại những lời khuyên chân tình, những chỉ dẫn có tính chỉ lối đưa đường cho tôi rằng: Đừng bao giờ sợ địch khủng bố vì chúng ta có chính nghĩa, có nhân dân, có lực lượng cách mạng hùng hậu; song phải biết luôn cảnh giác đề phòng bọn tay sai, bọn gián điệp của chúng. Khi đã quyết chí chọn cho mình một hướng đi đúng đắn rồi thì hãy xốc tới, làm tới, đừng bao giờ nhụt chí, nản lòng. Tôi mãi mãi khắc sâu vào lòng những lời dặn dò chân tình ấy

 
HUỲNH VĂN TIỂNG (nguyên Phó Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Giám đốc Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh).

Anh Nguyễn Văn Nguyễn là một học giả uyên bác, thạo tiếng Pháp nhưng tôi để ý anh thạo tiếng Việt hơn. Bút pháp của anh là bút pháp Việt Nam, đặc biệt bút pháp Nam bộ. Trong thuyết trình hay giảng giải, anh nói khúc chiết, ít khi nhắc kinh điển, song những gì anh nói rất cô đọng tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin.

Anh đứng lớp khá thường ở Trường Trường Chinh, đề tài anh thông thạo là quan điểm văn học nghệ thuật của Đảng, lý lẽ sắc bén bác bỏ những lập luận sai trái rất thuyết phục. Đó là kinh nghiệm anh tích tụ trong thời gian dài làm báo công khai thời Pháp thuộc. Khác một số đồng chí tuy rất vững vàng về nghệ thuật nhưng diễn đạt hơi khô; trái lại, anh Nguyễn hiểu biết tâm tư của người nghe, uốn nắn những điều chưa đúng và mở rộng những điều anh thấy cần cho người nghe có chiều sâu.

Phụ trách thông tin và văn nghệ, anh Nguyễn tạo một không khí mới trong sinh hoạt văn nghệ, báo chí. Anh không thích nói những gì mà ai cũng biết. Anh thường nêu ra các phản đề và yêu cầu chúng tôi trao đổi, ý kiến già giặn thì anh hoan nghênh, ý kiến non thì anh nâng đỡ.

Khi tôi được phân công làm Báo Nhân Dân miền Nam, người chở chiếc radio Philips đến giao cho tôi là anh Nguyễn. Anh bảo: Chú làm công việc này phải có một cái radio tốt. Giao radio cho tôi rồi anh đi. Nói về anh Nguyễn, thật ra tôi không đủ tư cách, bởi tiếp xúc với anh không nhiều, nhưng nói về Nguyễn Văn Nguyễn, tài hoa Nguyễn Văn Nguyễn, phẩm chất kiên cường Nguyễn Văn Nguyễn, tôi trung thành với cái mà tôi lĩnh hội ở anh. Anh là một người cộng sản, một nhà văn, nhà báo tài hoa. Theo tôi, anh Nguyễn là một sản phẩm của trí thức Nam bộ, gọi là “đặc sản” cũng chính xác, anh mất quá sớm, bằng không chúng ta còn gặp được rất nhiều tác phẩm của anh...”.

HỒNG LÊ (tổng hợp)

(Trích bài viết của đồng chí Trần Bạch Đằng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam).

Anh Duẩn giới thiệu anh Nguyễn với hội nghị: Chúng ta chờ một người đứng đầu cơ quan thông tin tuyên truyền cho Nam bộ, người đó đang có mặt trong hội trường: Anh Nguyễn Văn Nguyễn. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Anh Nguyễn không đáp từ mà chỉ đứng lên đáp chào hội nghị và hội nghị bắt đầu công việc theo chương trình.

Tôi bấy giờ là Phó Ban Tuyên huấn, Trưởng Ban là Hà Huy Giáp. Anh Kỉnh thay mặt Xứ ủy công bố Quyết định chỉ định anh Nguyễn Văn Nguyễn là Phó Ban Tuyên huấn Xứ ủy, đồng thời làm Giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền... Khi nghe anh Kỉnh giới thiệu về tôi, anh Nguyễn hỏi liền: Chị Ba Tần nay ra sao? Chị Ba Tần là con của cụ Trần Hữu Độ, với tôi là vai em cô cậu. Tức anh Nguyễn rành về tôi hơn là tôi rành về anh ấy…

Anh Nguyễn Văn Nguyễn là một học giả uyên bác, thạo tiếng Pháp nhưng tôi để ý anh thạo tiếng Việt hơn. Bút pháp của anh là bút pháp Việt Nam, đặc biệt bút pháp Nam bộ. Trong thuyết trình hay giảng giải, anh nói khúc chiết, ít khi nhắc kinh điển, song những gì anh nói rất cô đọng tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin.

Anh đứng lớp khá thường ở Trường Trường Chinh, đề tài anh thông thạo là quan điểm văn học nghệ thuật của Đảng, lý lẽ sắc bén bác bỏ những lập luận sai trái rất thuyết phục. Đó là kinh nghiệm anh tích tụ trong thời gian dài làm báo công khai thời Pháp thuộc. Khác một số đồng chí tuy rất vững vàng về nghệ thuật nhưng diễn đạt hơi khô; trái lại, anh Nguyễn hiểu biết tâm tư của người nghe, uốn nắn những điều chưa đúng và mở rộng những điều anh thấy cần cho người nghe có chiều sâu.

Phụ trách thông tin và văn nghệ, anh Nguyễn tạo một không khí mới trong sinh hoạt văn nghệ, báo chí. Anh không thích nói những gì mà ai cũng biết. Anh thường nêu ra các phản đề và yêu cầu chúng tôi trao đổi, ý kiến già giặn thì anh hoan nghênh, ý kiến non thì anh nâng đỡ.

Khi tôi được phân công làm Báo Nhân Dân miền Nam, người chở chiếc radio Philips đến giao cho tôi là anh Nguyễn. Anh bảo: Chú làm công việc này phải có một cái radio tốt. Giao radio cho tôi rồi anh đi. Nói về anh Nguyễn, thật ra tôi không đủ tư cách, bởi tiếp xúc với anh không nhiều, nhưng nói về Nguyễn Văn Nguyễn, tài hoa Nguyễn Văn Nguyễn, phẩm chất kiên cường Nguyễn Văn Nguyễn, tôi trung thành với cái mà tôi lĩnh hội ở anh. Anh là một người cộng sản, một nhà văn, nhà báo tài hoa. Theo tôi, anh Nguyễn là một sản phẩm của trí thức Nam bộ, gọi là “đặc sản” cũng chính xác, anh mất quá sớm, bằng không chúng ta còn gặp được rất nhiều tác phẩm của anh...”.

HỒNG LÊ (tổng hợp)

(Trích bài viết của đồng chí Trần Bạch Đằng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam).

.
.
.