.

Sử dụng công nghệ in 3D để đổi mới vật liệu hợp kim y tế

Cập nhật: 20:47, 22/01/2022 (GMT+7)

Công nghệ in 3D đang thay đổi nhanh chóng những phương pháp thiết kế vật liệu, cho phép phát triển những sản phẩm được cá nhân hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chữa trị, thay thế trong ngành y tế.

Công nghệ in 3D đang thay đổi nhanh chóng những phương pháp thiết kế vật liệu, cho phép phát triển những vật liệu, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội trong những ngành quan trọng như y sinh và hàng không vũ trụ, đồng thời hồi sinh ngành chế tạo vật liệu ở Mỹ .

Tạo khuôn phẫu thuật trong phần mềm tạo khuôn phẫu thuật Arigin 3D, sử dụng công nghệ in 3D chế tạo bộ phận giả cho khớp gối.
Tạo khuôn phẫu thuật trong phần mềm tạo khuôn phẫu thuật Arigin 3D, sử dụng công nghệ in 3D chế tạo bộ phận giả cho khớp gối.

Một nhóm nhà khoa học, dẫn đầu là GS Amit Bandyopadhyay thuộc Trường Kỹ thuật Cơ khí và Vật liệu Mỹ đưa ra lộ trình phát triển cho lý thuyết và ngành công nghiệp sử dụng in 3D (được gọi là sản xuất phụ gia) để thiết kế các hợp kim mới, vật liệu được tạo thành từ 2 hoặc nhiều nguyên tố kim loại.

GS Bandyopadhyay cho biết, sử dụng in 3D có thể thiết kế lại những hợp kim cấy ghép với những mục đích cụ thể. Trong thập kỷ tới, nhiều loại hợp kim mới sẽ được thiết kế, sử dụng công nghệ in 3D. Công nghệ in 3D không chỉ là một nền tảng để tạo hình mà còn là một nền tảng tạo ra các tác phẩm mới cho các ứng dụng cụ thể, thân thiện với con người.

Trong trường hợp cấy ghép khớp hông và đầu gối, các nhà khoa học trong nhiều năm phải thêm các lớp phủ nhằm tăng cường khả năng tương thích. Những ca phẫu thuật thay khớp háng và đầu gối thường phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng trên mô cấy.

Thực tế chữa trị đòi hỏi các nhà khoa học phải thiết kế lại những chế phẩm hợp kim y tế phù hợp với người bệnh, có khả năng tương thích tốt hơn và có khả năng kháng khuẩn.

Theo GS Susmita Bose của Trường Kỹ thuật Cơ khí và Vật liệu, đồng tác giả nghiên cứu, sử dụng công nghệ in 3D thể tạo cấu trúc theo yêu cầu, không chỉ kiểm soát hóa học hoặc thành phần vật liệu mà còn tạo ra những chức năng mong muốn với chi phí thấp, thời gian hạn chế và quy mô sản xuất nhỏ.

Khi phát triển các vật liệu mới, nhà sản xuất phải hiểu rõ mục tiêu đặt ra trong phát triển một sản phẩm cụ thể, với những yêu cầu chính xác về cấu trúc thiết kế và những chức năng yêu cầu. Công nghệ in 3D cung cấp rất nhiều khả năng có thể hiện thực hóa. Các nhà khoa học có thể tải 16 nguyên tố khác nhau, chế tạo vật liệu và có được một triệu sản phẩm khác nhau. Yêu cầu then chốt vẫn là cần phải biết chính xác mục đích chế tạo vật liệu.

Mặc dù còn rất nhiều thách thức trong nghiên cứu và thử nghiệm, công nghệ in 3D đang dần thay đổi mô hình sản xuất các sản phẩm y tế ở Mỹ. Công nghệ in 3D được sử dụng để in những bộ phận cấy ghép, thiết kế cụ thể cho nhu cầu chữa trị. Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất các chế phẩm y tế in 3D.

(Theo thesaigontimes.vn)

.
.
.