.

Việc trái cây tồn đọng, khó tiêu thụ chỉ là nhất thời

Cập nhật: 09:56, 11/02/2020 (GMT+7)
(ABO) Đó là nhận định của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại buổi khảo sát tình hình tiêu thụ trái cây tại tỉnh Tiền Giang vào chiều tối 10-2.
 
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do đồng chí Nguyễn Xuân Cường làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế tình hình thu mua trái cây trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đồng chí Lê Văn Hưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tiếp và khảo sát cùng đoàn công tác. 
Đồng chí Lê Văn Hưởng tiếp đoàn công tác.
Đồng chí Lê Văn Hưởng tiếp và làm việc với đoàn công tác tại Tập đoàn Vina T&T.
 
Tại buổi tiếp đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T Nguyễn Đình Tùng cho biết, từ sau Tết Nguyên đán 2020, một số loại trái cây chủ lực mà tập đoàn thu mua đều thu hoạch rộ, sản lượng lớn, trong khi đầu ra gặp nhiều khó khăn. Các loại trái cây mà tập đoàn thu mua và chế biến đều xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ. Để giúp nông dân giải quyết đầu ra, tập đoàn đã đẩy mạnh thu mua để trữ đông. Lượng hàng mua vào đợt này của tập đoàn gấp 8 - 9 lần so với thời điểm này mọi năm.
 
Ông Nguyễn Đình Tùng phát biểu tại buổi tiếp và làm việc với đồng chí Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác.
Ông Nguyễn Đình Tùng phát biểu tại buổi tiếp, làm việc với đồng chí Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác.
 
Hiện nay, các kho lạnh của tập đoàn đều đã đầy. Vì vậy, tập đoàn phải thuê thêm rất nhiều kho của các doanh nghiệp khác để tiếp tục thu mua các loại trái cây cho nông dân. Tuy vậy, chi phí thuê container lạnh để chứa hàng với giá 8 - 9 triệu đồng/tháng, tăng gấp đôi so với thời điểm trước đó. Trong khi tiền điện phục vụ cho việc chạy container lạnh khoảng 1 triệu đồng/ngày.
 
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường tham quan kho thu mua và dự trữ của cơ sở chế biến trái cây của Công ty TNHH TMDV xuất nhập khẩu Vina T&T (TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường tham quan kho thu mua và dự trữ tại cơ sở chế biến trái cây của Công ty TNHH TMDV Xuất nhập khẩu Vina T&T (TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).
 
Khó khăn lớn nhất hiện nay là lượng hàng đông lạnh quá lớn, thời điểm xuất container hàng đầu tiên với container cuối cùng có thể cách nhau 5 tháng. Như vậy, mỗi tháng mất 9 triệu đồng tiền thuê container cộng thêm 1 triệu đồng tiền điện/ngày, như vậy chi phí một tháng cho mỗi container lạnh 39 triệu đồng và khoảng cách nhau 5 tháng mất khoảng 200 triệu đồng mỗi container.
 
Khảo sát kho trữ đông của cơ sở chế biến trái cây của Công ty TNHH TMDV xuất nhập khẩu Vina T&T.
Khảo sát kho trữ đông tại cơ sở chế biến trái cây của Công ty TNHH TMDV Xuất nhập khẩu Vina T&T.
 
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành chỉ đạo Hiệp hội Logistics hỗ trợ về kho lạnh hoặc miễn, giảm tiền điện cho doanh nghiệp khi dự trữ hàng nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
 
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác khảo sát tại hệ thống siêu thị Big C Mỹ Tho.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác khảo sát tại hệ thống siêu thị Big C Mỹ Tho.
 
Bộ trưởng trao đổi với đại diện hệ thống siêu thị về tình hình trái cây hiện nay.
Bộ trưởng trao đổi với đại diện hệ thống siêu thị về tình hình trái cây hiện nay.
 
Phát biểu tại buổi khảo sát, đồng chí Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Trong thời gian qua, cả nước đã tập trung tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp một cách đồng bộ. Một trong những chuyển biến tích cực là ngành hàng rau, quả của Việt Nam đạt được những kết quả tích cực. Cách đây 10 năm, xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt hàng chục triệu USD. Đến thời điểm này, diện tích rau, quả của Việt Nam khoảng 1,6 triệu ha, bằng 45% diện tích lúa nhưng xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.
 
Có được những thành quả đó, trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước thì Đồng bằng sông Cửu Long có những lợi thế nhất định. Hiện khu vực này có diện tích khoảng 0,4 triệu ha, với 10 loại trái cây nhiệt đới. Đây là vùng đang chiếm tiềm năng đến 60 - 70% tổng lượng xuất khẩu về quả của Việt Nam. Tỉnh Tiền Giang là một trong những cái nôi về phát triển cây ăn trái của Việt Nam, với diện tích trên 73.000 ha, cao nhất cả nước.
 
Bộ trưởng khảo sát việc tiêu thụ trái thanh long tại hệ thống siêu thị Big C Mỹ Tho.
Bộ trưởng khảo sát việc tiêu thụ trái thanh long tại hệ thống siêu thị Big C Mỹ Tho.
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Trong tương lai, ngành hàng này còn phát triển rất tốt. Bởi, mỗi năm thế giới cần đến khoảng 300 - 400 tỷ USD tiền rau, quả. Chúng ta cần biết, thương mại gạo chỉ có khoảng 36 tỷ USD/năm. Vì vậy, rau, quả chiếm gấp 10 lần so với ngành gạo. Ngoài ra, hiện nay, chúng ta đang trên đà tái cơ cấu lại ngành hàng từ chuỗi sản xuất, vùng nguyên liệu, chế biến, tổ chức thương mại thì tốc độ gia tăng của xuất khẩu nông sản sẽ còn rất cao. Bên cạnh đó, Tiền Giang là một trong những tỉnh hạt nhân trong khu vực và cả nước, đi đầu trong việc tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp như: Giống, quy trình kỹ thuật, công nghệ canh tác.
 
Với những thị trường khó tính hiện nay, họ đòi hỏi rất cao về mặt chất lượng cũng như thủ tục. Tuy vậy, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp của ta đã đưa được hàng nông sản tươi vào các thị trường này, với số lượng lớn. Chỉ có điều, chúng ta làm lớn hơn, phổ biến, rộng rãi hơn thì đừng vội.
 
Hôm nay, chúng ta ngồi đây bàn đúng vào thời điểm dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc. Thị trường này nhập khẩu một lượng lớn hàng nông sản của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chúng ta xuất khẩu 40 tỷ USD thì có 8,5 tỷ USD xuất khẩu đi Trung Quốc, trong đó có 2,6 tỷ USD rau, quả xuất khẩu sang thị trường này. Trong các loại rau, quả xuất sang Trung Quốc, thanh long và dưa hấu chiếm đa số. 
 
Thời điểm này, trái thanh long của ta xuất khẩu sang Trung Quốc bị ứ đọng tạm thời. Tuy nhiên, chúng ta phải bình tĩnh, không có gì phải hoang mang cả. Bởi, chúng ta chỉ có 1,6 triệu tấn thanh long trông chờ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Trong 1,6 triệu tấn thanh long phân bổ cho các tháng trong năm thì ta bị gián đoạn tháng 1, 2 và 3. Theo quy luật, các tháng này là tháng sản xuất thanh long trái vụ nên sản lượng không nhiều.  Chính vì vậy, chúng ta phải tập trung vào việc tiêu thụ thị trường nội địa. Có như vậy, nó mới lâu dài được. 
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi khảo sát.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi khảo sát.
 
Trước mắt, một số tập đoàn, doanh nghiệp và các nhà máy lớn chế biến, sản xuất, xuất khẩu nông sản phải cùng vào cuộc thời điểm này; các kho lạnh trên địa bàn cả nước rất lớn cũng phải vào cuộc. Nếu tất cả vào cuộc, 150.000 - 200.000 tấn/tháng và kéo dài từ nay cho đến hết quý I cũng không có gì lớn.
 
Về lâu dài, chúng ta phải xem đây là cơ hội, một áp lực tích cực. Sản xuất thì phải biết bán ở đâu. Vùng nào sản xuất loại nào, chế biến ra sao, ai thu mua và bao nhiêu doanh nghiệp cùng đồng hành cam kết, liên kết với nông dân. Có như vậy mới ổn định và bền vững được, chứ không sản xuất ồ ạt rồi tranh nhau đi bán. Chúng ta phải bán cho thế giới cái gì nhiều tiền nhất, nhẹ nhàng nhất, chứ không phải bán nhiều thứ nhất, ít tiền nhất.
 
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tất cả phải vào cuộc quyết liệt và xem đây là cơ hội chứ không chỉ là an sinh. Bán hàng vào thời điểm này, tiêu thụ sản phẩm cho người dân mới có ý nghĩa về mặt liên kết. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã vào cuộc rồi, thậm chí có những doanh nghiệp bán hàng không lãi. Chúng tôi cho rằng, bán hàng không lãi là một cách khôn ngoan nhất…
SĨ NGUYÊN
 
.
.
.