Trăn trở cùng nhà vườn về thuế đối ứng
Chỉ trong vòng chưa đến chục ngày sau khi Mỹ công bố biểu thuế mới vào đầu tháng này, giá nông sản thương phẩm trên các sàn kỳ hạn hàng hóa chao đảo, trong nước nhiều mặt hàng thực phẩm xuất khẩu rớt giá thê thảm.
![]() |
Các mặt hàng rau củ quả dường như thấm đòn biểu thuế mới ngay lập tức. Ảnh: N.K |
Không như mặt hàng áo quần, đồ gia dụng, thiết bị máy móc, xe cộ… chỉ chịu ảnh hưởng khi hàng thiếu vắng trên kệ siêu thị hay hụt lượng hàng tồn kho, bấy giờ tác động của biểu thuế mới thấm vì giá sẽ tăng cao. Hàng nông sản thì ngược lại - từ thực phẩm tươi sống, rau củ quả cho đến lương thực nhu yếu… - dường như thấm đòn biểu thuế mới ngay lập tức. Thuế lù lù trước mặt, giá kỳ hạn các sàn nông sản điêu đứng dù giá nhiều sàn phục hồi đôi chút sau khi nhận tin 90 ngày tạm ngưng. Tác động “nhãn tiền” là thế, còn hồi sau giá nông sản có tăng hay không thì còn tùy vì giá thành sản xuất có khả năng cao hơn, chi phí vận tải, làm hàng, đóng gói bao bì tăng… cần một độ trễ nhất định, giá trị cao nhưng chắc gì lợi nhuận đi theo!
Tuy nhiên, nên hiểu rằng bao lâu thuế quan Mỹ còn treo và chưa minh định như trường hợp được loại trừ một số mặt hàng điện tử, như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính khỏi các mức thuế đối ứng được Mỹ công bố hôm 12-4, thì giá trên các thị trường nông sản càng bấp bênh và có tác động không tốt lên sản xuất nông nghiệp.
Ước đoán của nhiều chuyên gia cho biết giá trị của ngành nông nghiệp và công nghiệp liên quan của Mỹ vào năm 2023 chừng 1.500 tỉ đô la Mỹ. Tác động thuế đối ứng của Mỹ có thể gây thiệt hại cho nhà nông Mỹ không phải nhỏ. Những loại nông sản Mỹ có thế mạnh xuất khẩu, như đậu nành, bắp, bông vải… có thể gặp khó khăn khi đối tác áp thuế “đối ứng” trở lại. Khoảng 15% lượng bắp Mỹ được xuất khẩu hàng năm, nay có thể sẽ bị ứ đọng do Trung Quốc - nước có nhu cầu nhập khẩu bắp lớn nhất của Mỹ - đã áp thuế trả đũa lên đến 125%.
Mỹ là thị trường quan trọng, có giá trị lớn của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Năm 2024, nước này nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam với gần 73.000 tấn, đạt giá trị 407,6 triệu đô la, chiếm 28,9% thị phần xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Đây cũng là nước nhập khẩu quế lớn thứ 2 với khối lượng đạt trên 11.000 tấn, chiếm 11,1% thị phần xuất khẩu. Chưa hết, Mỹ là nước nhập khẩu hạt điều số 1 của nước ta với hơn 180.000 tấn trong năm 2024, đạt giá trị hơn 1 tỉ đô la, chiếm 27% thị phần. Cũng trong năm 2024, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ đạt 6,1% thị phần với 81.500 tấn, thu về 323 triệu đô la.
Nếu chỉ dừng tại các con số ấy, có người nghĩ rằng tác động có chăng cũng chỉ “mức độ”. Không, ảnh hưởng còn sâu rộng hơn bởi vì rất nhiều nước ở châu Âu và châu Á mua nông sản của Việt Nam về để chế biến và xuất khẩu sản phẩm đó sang Mỹ. Nhiều hãng chế biến nông sản thực phẩm thế giới nhập khẩu hàng từ Việt Nam, chế biến theo chất lượng của họ và bán dưới thương hiệu của chính họ. Không ít thương hiệu hồ tiêu, hạt điều hay cả cà phê của châu Âu bán vào các siêu thị Mỹ nhưng nguyên liệu là một hay nhiều phần có xuất xứ Việt Nam.
Nên biểu thuế Mỹ hạ từ 46% xuống 10% cho hàng hóa Việt Nam cũng đừng vội mừng, vì sức mua của bạn hàng các nước khác có thể yếu đi nếu họ bị dính thuế đối ứng như Việt Nam, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn.
Trước ngày có biểu thuế “khó chịu” ấy, hầu hết hàng nông sản nguyên liệu nhập vào Mỹ có thuế suất bằng 0%. Vậy mà chỉ còn chưa đầy ba tháng, nước xuất khẩu phải trả 10% thuế “đối ứng” được tính trên giá đơn vị cơ sở CIF, tức là giá thành giao qua lan can tàu (FOB) + phí bảo hiểm + cước vận tải. Giả sử như ta bán 1 tấn tiêu là 5.000 đô la/tấn FOB thì khi đến Mỹ người mua phải cộng thêm 500 đô la, tức hàng lưu hành ở Mỹ có giá chính thức 5.500 đô la/tấn.
Với mức cộng thêm 10%, bản thân nước sản xuất và xuất khẩu trực tiếp đã đủ chùn chân bán chứ chưa nói đến bạn hàng mua (ngoài Mỹ) cũng phải chịu mức thuế như thế.
Nói hạ giá thành sản xuất, chào giá cạnh tranh… thì hạ đến lúc nào là vừa trong khi giá thế giới luôn biến động thất thường và chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu của nhiều nước không hề ổn định, như trường hợp Ấn Độ, thắt rồi mở chính sách xuất khẩu gạo làm giá gạo từ mức cao nhào xuống thấp.
Một thị trường có quá nhiều tầng nấc, trung gian, có quá nhiều “bậc” phí, nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từ lâu đã sống và chiến đấu quen với độ “đàn hồi” của vô số đại lý phân phối vật tư nông nghiệp đến nhiều ngách chi cho vận tải, logistics… thì đến lượt thuế “đối ứng” này, nếu tồn tại, thì không biết còn tồn tại đến bao lâu!
Đứng trước khó khăn do thuế đối ứng tạo ra, Hiệp hội Cà phê toàn Bắc Mỹ (NCA) đã nhiều lần đề nghị chính quyền Trump không nên áp thuế cho mặt hàng cà phê nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Trung Nam Mỹ. Chủ tịch NCA William “Bill” Murray thú thật rằng cứ “mỗi đô la nhập khẩu liên quan đến cà phê tạo ra giá trị 43 đô la cho nền kinh tế Mỹ và cà phê hỗ trợ 2,2 triệu việc làm tại nước này, đồng thời là thức uống được người Mỹ yêu thích nhất”. Cũng mong không chỉ cho cà phê mà nhiều loại nông sản khác vì Mỹ là nước khai thác giá trị gia tăng thượng thừa cho nhiều mặt hàng nông sản.
Một số bạn người Pháp cho biết phải trả 30 euro cho mỗi cân tiêu đen, cao gần 5,5 lần so với một cân tiêu đen mà các đại lý cung ứng hàng xuất khẩu bán ra. Đương nhiên không thể so 1 với 1 vì khi mua hàng về nước, người mua phải tốn biết bao chi phí và công sức để nâng giá trị sản phẩm và họ đã phải tốn hàng chục triệu euro/đô la Mỹ tiếp thị để đưa cho được hàng mua về vào chuỗi cung ứng ổn định và tốt nhất.
Cách kiếm tiền của nhà nhập khẩu hàng nông sản của ta là như thế. Dĩ nhiên không ai dại gì để bày cho người bán “tận gốc” làm điều ấy để mất miếng ăn. Nhưng người bán, là chính nhà vườn chúng ta, hoặc quên, hoặc không đủ tài lực và vật lực để làm chuyện ấy.
Đã bao nhiêu năm hết trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng vì chỉ biết giá cao thì đeo giá thấp thì bỏ. Một ruộng sen người Nhật trồng lấy củ, chủ ruộng thu hoạch và phân loại thật kỹ, có củ bán được vài trăm đô la mỗi cân, và cũng có loại bán vài ba đồng nhưng các công đoạn vệ sinh thực phẩm khi thu hái, phân cấp loại, đóng gói hấp dẫn, mời khách “sộp” bay từ các nước về thử sản phẩm… để bán được hàng, vào đúng chuỗi cung ứng phù hợp, đã giúp cho chủ ruộng làm giàu và sống với nghề một cách bền vững.
Thuế “đối ứng” Mỹ ít nhiều đã giúp cho nhà nông trên toàn thế giới sực tỉnh, trong đó có Việt Nam. Đấy sẽ là một trở lực, và sẽ còn nhiều trở lực khác đang rình rập hàng nông sản Việt Nam. Tìm cách hay bày cho nhà vườn cách vượt qua những khó khăn sẽ gặp phải trong kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu chính là giúp đưa họ vào các chuỗi cung ứng nhỏ to trong nước và ngoài nước, đưa hàng vào đúng địa chỉ của người tiêu thụ, của khâu nào trong chuỗi cung ứng, thì mới mong sinh kế nhà vườn được bảo đảm an toàn hơn. Sướng vì giá lên một kỳ không bằng sống đúng ý muôn năm với mảnh vườn mình sản xuất.
Các mặt hàng rau củ quả dường như thấm đòn biểu thuế mới ngay lập tức. Ảnh: N.K
Không như mặt hàng áo quần, đồ gia dụng, thiết bị máy móc, xe cộ… chỉ chịu ảnh hưởng khi hàng thiếu vắng trên kệ siêu thị hay hụt lượng hàng tồn kho, bấy giờ tác động của biểu thuế mới thấm vì giá sẽ tăng cao. Hàng nông sản thì ngược lại - từ thực phẩm tươi sống, rau củ quả cho đến lương thực nhu yếu… - dường như thấm đòn biểu thuế mới ngay lập tức. Thuế lù lù trước mặt, giá kỳ hạn các sàn nông sản điêu đứng dù giá nhiều sàn phục hồi đôi chút sau khi nhận tin 90 ngày tạm ngưng. Tác động “nhãn tiền” là thế, còn hồi sau giá nông sản có tăng hay không thì còn tùy vì giá thành sản xuất có khả năng cao hơn, chi phí vận tải, làm hàng, đóng gói bao bì tăng… cần một độ trễ nhất định, giá trị cao nhưng chắc gì lợi nhuận đi theo!
Tuy nhiên, nên hiểu rằng bao lâu thuế quan Mỹ còn treo và chưa minh định như trường hợp được loại trừ một số mặt hàng điện tử, như điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính khỏi các mức thuế đối ứng được Mỹ công bố hôm 12-4, thì giá trên các thị trường nông sản càng bấp bênh và có tác động không tốt lên sản xuất nông nghiệp.
Ước đoán của nhiều chuyên gia cho biết giá trị của ngành nông nghiệp và công nghiệp liên quan của Mỹ vào năm 2023 chừng 1.500 tỉ đô la Mỹ. Tác động thuế đối ứng của Mỹ có thể gây thiệt hại cho nhà nông Mỹ không phải nhỏ. Những loại nông sản Mỹ có thế mạnh xuất khẩu, như đậu nành, bắp, bông vải… có thể gặp khó khăn khi đối tác áp thuế “đối ứng” trở lại. Khoảng 15% lượng bắp Mỹ được xuất khẩu hàng năm, nay có thể sẽ bị ứ đọng do Trung Quốc - nước có nhu cầu nhập khẩu bắp lớn nhất của Mỹ - đã áp thuế trả đũa lên đến 125%.
Mỹ là thị trường quan trọng, có giá trị lớn của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam. Năm 2024, nước này nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam với gần 73.000 tấn, đạt giá trị 407,6 triệu đô la, chiếm 28,9% thị phần xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Đây cũng là nước nhập khẩu quế lớn thứ 2 với khối lượng đạt trên 11.000 tấn, chiếm 11,1% thị phần xuất khẩu. Chưa hết, Mỹ là nước nhập khẩu hạt điều số 1 của nước ta với hơn 180.000 tấn trong năm 2024, đạt giá trị hơn 1 tỉ đô la, chiếm 27% thị phần. Cũng trong năm 2024, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Mỹ đạt 6,1% thị phần với 81.500 tấn, thu về 323 triệu đô la.
Nếu chỉ dừng tại các con số ấy, có người nghĩ rằng tác động có chăng cũng chỉ “mức độ”. Không, ảnh hưởng còn sâu rộng hơn bởi vì rất nhiều nước ở châu Âu và châu Á mua nông sản của Việt Nam về để chế biến và xuất khẩu sản phẩm đó sang Mỹ. Nhiều hãng chế biến nông sản thực phẩm thế giới nhập khẩu hàng từ Việt Nam, chế biến theo chất lượng của họ và bán dưới thương hiệu của chính họ. Không ít thương hiệu hồ tiêu, hạt điều hay cả cà phê của châu Âu bán vào các siêu thị Mỹ nhưng nguyên liệu là một hay nhiều phần có xuất xứ Việt Nam.
Nên biểu thuế Mỹ hạ từ 46% xuống 10% cho hàng hóa Việt Nam cũng đừng vội mừng, vì sức mua của bạn hàng các nước khác có thể yếu đi nếu họ bị dính thuế đối ứng như Việt Nam, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn.
Trước ngày có biểu thuế “khó chịu” ấy, hầu hết hàng nông sản nguyên liệu nhập vào Mỹ có thuế suất bằng 0%. Vậy mà chỉ còn chưa đầy ba tháng, nước xuất khẩu phải trả 10% thuế “đối ứng” được tính trên giá đơn vị cơ sở CIF, tức là giá thành giao qua lan can tàu (FOB) + phí bảo hiểm + cước vận tải. Giả sử như ta bán 1 tấn tiêu là 5.000 đô la/tấn FOB thì khi đến Mỹ người mua phải cộng thêm 500 đô la, tức hàng lưu hành ở Mỹ có giá chính thức 5.500 đô la/tấn.
Với mức cộng thêm 10%, bản thân nước sản xuất và xuất khẩu trực tiếp đã đủ chùn chân bán chứ chưa nói đến bạn hàng mua (ngoài Mỹ) cũng phải chịu mức thuế như thế.
Nói hạ giá thành sản xuất, chào giá cạnh tranh… thì hạ đến lúc nào là vừa trong khi giá thế giới luôn biến động thất thường và chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu của nhiều nước không hề ổn định, như trường hợp Ấn Độ, thắt rồi mở chính sách xuất khẩu gạo làm giá gạo từ mức cao nhào xuống thấp.
Một thị trường có quá nhiều tầng nấc, trung gian, có quá nhiều “bậc” phí, nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từ lâu đã sống và chiến đấu quen với độ “đàn hồi” của vô số đại lý phân phối vật tư nông nghiệp đến nhiều ngách chi cho vận tải, logistics… thì đến lượt thuế “đối ứng” này, nếu tồn tại, thì không biết còn tồn tại đến bao lâu!
Đứng trước khó khăn do thuế đối ứng tạo ra, Hiệp hội Cà phê toàn Bắc Mỹ (NCA) đã nhiều lần đề nghị chính quyền Trump không nên áp thuế cho mặt hàng cà phê nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Trung Nam Mỹ. Chủ tịch NCA William “Bill” Murray thú thật rằng cứ “mỗi đô la nhập khẩu liên quan đến cà phê tạo ra giá trị 43 đô la cho nền kinh tế Mỹ và cà phê hỗ trợ 2,2 triệu việc làm tại nước này, đồng thời là thức uống được người Mỹ yêu thích nhất”. Cũng mong không chỉ cho cà phê mà nhiều loại nông sản khác vì Mỹ là nước khai thác giá trị gia tăng thượng thừa cho nhiều mặt hàng nông sản.
Một số bạn người Pháp cho biết phải trả 30 euro cho mỗi cân tiêu đen, cao gần 5,5 lần so với một cân tiêu đen mà các đại lý cung ứng hàng xuất khẩu bán ra. Đương nhiên không thể so 1 với 1 vì khi mua hàng về nước, người mua phải tốn biết bao chi phí và công sức để nâng giá trị sản phẩm và họ đã phải tốn hàng chục triệu euro/đô la Mỹ tiếp thị để đưa cho được hàng mua về vào chuỗi cung ứng ổn định và tốt nhất.
Cách kiếm tiền của nhà nhập khẩu hàng nông sản của ta là như thế. Dĩ nhiên không ai dại gì để bày cho người bán “tận gốc” làm điều ấy để mất miếng ăn. Nhưng người bán, là chính nhà vườn chúng ta, hoặc quên, hoặc không đủ tài lực và vật lực để làm chuyện ấy.
Đã bao nhiêu năm hết trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng vì chỉ biết giá cao thì đeo giá thấp thì bỏ. Một ruộng sen người Nhật trồng lấy củ, chủ ruộng thu hoạch và phân loại thật kỹ, có củ bán được vài trăm đô la mỗi cân, và cũng có loại bán vài ba đồng nhưng các công đoạn vệ sinh thực phẩm khi thu hái, phân cấp loại, đóng gói hấp dẫn, mời khách “sộp” bay từ các nước về thử sản phẩm… để bán được hàng, vào đúng chuỗi cung ứng phù hợp, đã giúp cho chủ ruộng làm giàu và sống với nghề một cách bền vững.
Thuế “đối ứng” Mỹ ít nhiều đã giúp cho nhà nông trên toàn thế giới sực tỉnh, trong đó có Việt Nam. Đấy sẽ là một trở lực, và sẽ còn nhiều trở lực khác đang rình rập hàng nông sản Việt Nam. Tìm cách hay bày cho nhà vườn cách vượt qua những khó khăn sẽ gặp phải trong kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu chính là giúp đưa họ vào các chuỗi cung ứng nhỏ to trong nước và ngoài nước, đưa hàng vào đúng địa chỉ của người tiêu thụ, của khâu nào trong chuỗi cung ứng, thì mới mong sinh kế nhà vườn được bảo đảm an toàn hơn. Sướng vì giá lên một kỳ không bằng sống đúng ý muôn năm với mảnh vườn mình sản xuất.
(Theo thesaigontimes.vn)