Chiến thắng làm chấn động dư luận trong và ngoài nước
Phát huy thắng lợi trận “giao thông chiến” ở Cổ Cò, xã An Thái Đông, quận Cái Bè, nắm được quy luật của địch vào ngày 25 hằng tháng từ Sài Gòn, quân địch tổ chức đoàn “công-voa” theo lộ 4 tiếp tế cho các tỉnh miền Tây Nam bộ. Bộ Chỉ huy Chiến khu 8 quyết định tổ chức đánh tiêu diệt đoàn “công-voa” vào ngày 25-3-1947, nhưng do chuẩn bị chiến trường chưa kịp, nên đến ngày 25-4 mới thực hiện.
Trận đánh Giồng Dứa ngày 25-4-1947. |
Trận địa phục kích đánh giao thông được tổ chức tại Giồng Dứa, làng Tam Hiệp (nay là ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành) dài 10km, từ Ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, cách thị xã Mỹ Tho 10km về hướng Tây Bắc. Đồng chí Trần Văn Trà, Khu bộ trưởng Khu 8 trực tiếp chỉ huy trận đánh. Lực lượng tham gia trận đánh có học viên Khóa 2 của Trường Quân chính Khu 8 tổ chức thành Đạiđội Xung phong, do đồng chí Nguyễn Doãn Bảy chỉ huy, phối thuộc một bộ phận dân và quân tỉnh Mỹ Tho.
Để chặn viện, đồng chí Trần Văn Trà cho Đạiđội 2 (Chi đội 17) bố trí tại ấp Trung, xã Long Định chặn địch từ quận Cai Lậy xuống, do đồng chí Nguyễn Văn Quạn, Tham mưu trưởng Khu 8 trực tiếp chỉ huy. Đạiđội 3 (Chi đội 17) tăng cường 1 trung đội dân quân Mỹ Tho do đồng chí Phan Đình Lân, Chi đội trưởng Chi đội 17 trực tiếp chỉ huy, chặn viện từ Trung Lương lên. Đặc biệt, trong trận này có anh nông dân tự nguyện đi theo để thổi tù và làm hiệu lệnh cho bộ đội xung phong.
10 giờ ngày 25-4-1947, đoàn xe của Chính phủ bù nhìn Lê Văn Hoạch đi chung đoàn quân sự từ Sài Gòn xuống miền Tây. Chiếc xe jeep điđầu chở tên Đại tá tình báo Trocard vừa đến chỗ khúc quanh thì gặp một nông dân đẩy chiếc xe bò chở đầyđá ra giữa lộ để cản đầu xe. Cùng lúc, tiếng tù và nổi lên, toàn trận địa nổ súng xung phong.
Cờ Danh dự Tổ Quốc, Ủy ban hành chánh Nam bộ tặng học viên Khóa II Trường Quân chính Khu 8 sau chiến thắng Giồng Dứa |
Bị đánh quá bất ngờ, nhưng địch vẫn chống trả quyết liệt. Sức tấn công dũng mãnh của ta đè bẹp sức kháng cực của địch. Sau 10 phút nổ súng, ta phá hủy 14 xe, diệt gần 80 tên địch (trong đó có tên Quan năm chỉ huy tình báo Pháp), bắt 7 tên (trong đó có tên kỹ sư Le Fouse, tên đốc phủ Bích và Trương Vĩnh Khánh - Bộ trưởng ngụy quyền). Bên ta hy sinh đồng chí Nguyễn Doãn Bảy, Đại đội trưởng Đại đội Xung phong.Trận đánh Giồng Dứa làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Chính phủ Pháp ra lệnh để quốc tang 7 ngày.
Tượng đài Chiến thắng Giồng Dứa. |
HỒNG LÊ