.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống nước gì?

Cập nhật: 14:07, 23/11/2019 (GMT+7)

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ rất chú trọng tới vấn đề ăn uống. Tuy nhiên đừng chỉ quan tâm tới những thực phẩm ăn hàng ngày mà nên chú trọng tới cả những loại đồ uống. Vậy người bị gan nhiễm mỡ nên uống nước gì?

Nước chanh hỗ trợ quá trình đào thải mỡ thừa ở gan.
Nước chanh hỗ trợ quá trình đào thải mỡ thừa ở gan.

Gan nhiễm mỡ là gì?

Bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số toàn cầu. Căn bệnh này có liên quan đến béo phì, tiểu đường loại 2 và các rối loạn khác được đặc trưng bởi kháng insulin. Hơn nữa, nếu gan nhiễm mỡ không được giải quyết, nó có thể tiến triển thành bệnh gan nghiêm trọng hơn và  gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong tế bào gan. Mặc dù luôn có một lượng nhỏ chất béo trong các tế bào này, nhưng gan được coi là nhiễm mỡ nếu hơn 5% trong số đó là chất béo.

Có hai loại gan nhiễm mỡ chính là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu.

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ?

Có một số yếu tố có thể gây ra hoặc góp phần phát triển gan nhiễm mỡ:

  • Béo phì: Béo phì liên quan đến viêm cấp thấp có thể thúc đẩy lưu trữ mỡ gan. Người ta ước tính rằng 30% người trưởng thành béo phì mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và nó đang gia tăng ở trẻ em do dịch béo phì ở trẻ em.
  • Mỡ bụng dư thừa: Những người có cân nặng bình thường có thể bị gan nhiễm mỡ nếu họ có quá nhiều mỡ quanh eo.
  • Kháng insulin: Kháng insulin và nồng độ insulin cao đã được chứng minh là làm tăng lưu trữ mỡ gan ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.
  • Lượng carbs tinh chế cao: Nạp carbs tinh chế thường xuyên sẽ thúc đẩy việc tích lũy mỡ gan, đặc biệt là khi chúng được tiêu thụ bởi những người thừa cân hoặc kháng insulin.
  • Tiêu thụ đồ uống có đường: Đồ uống có đường như soda và nước tăng lực có nhiều fructose, được chứng minh là có khả năng tích tụ mỡ gan ở trẻ em và người lớn.
  • Sức khỏe đường ruột bị suy giảm: Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, các vấn đề về chức năng bảo vệ ruột, hoặc các vấn đề sức khỏe đường ruột khác có thể góp phần vào sự phát triển gan nhiễm mỡ.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Có một số dấu hiệu và triệu chứng của gan nhiễm mỡ phổ biến như sau, tuy nhiên chúng có thể sẽ không xuất hiện cùng lúc. Trên thực tế, bệnh nhân thậm chí có thể không nhận ra mình bị gan nhiễm mỡ:

  • Mệt mỏi và yếu đuối
  • Đau nhẹ hoặc đầy ở vùng bụng bên phải hoặc trung tâm
  • Nồng độ men gan tăng cao, bao gồm AST và ALT
  • Nồng độ insulin tăng cao
  • Nồng độ chất béo trung tính tăng cao

Nếu gan nhiễm mỡ tiến triển thành xơ gan, các triệu chứng sau đây có thể phát triển:

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Vàng mắt và da

Chiến lược ăn kiêng để thoát khỏi gan nhiễm mỡ

  • Giảm cân an toàn
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường 
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Giảm hoặc bỏ rượu bia
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhưng ít carbs tinh chế hay chất béo bão hòa

Đồ uống tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

  • Nước lọc: Chỉ cần uống nước lọc đúng liều lượng hàng ngày, cơ thể sẽ chuyển hóa và đào thải chất độc ra ngoài cực kì hiệu quả. Nước lọc còn giúp làm mát gan, hạn chế tích tụ mỡ thừa trong gan.
  • Nước chanh và hạt đu đủ: Nước chanh hỗ trợ quá trình đào thải mỡ thừa ở gan. giúp cân bằng hệ sinh thái trong cơ thể. Cho thêm hạt đu đủ chứa chất papain - một chất chống oxy hóa hiệu quả - để ngăn ngừa viêm gan.
  • Trà lá sen: Bên cạnh khả năng ổn định huyết áp, giải nhiệt, trà lá sen còn có tác dụng tiêu mỡ gan và giảm cholesterol trong máu.
  • Nước ép bưởi: Bưởi là "bạn thân" của gan khi nước ép của nó có thể làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tái tạo tế bào gan. Bên cạnh đó, nước ép bưởi nếu được uống thường xuyên còn giúp giảm mỡ thừa, tăng sức đề kháng.
  • Nước cam: Nước cam chứa nhiều hoạt chất và vitamin, có khả năng tăng cường sức đề kháng, phục hồi gan do tình trạng nhiễm mỡ gây nên.
  • Nước ép táo: Trong nước ép táo chứa nhiều pectic có khả năng thải độc các kim loại nặng có trong thực phẩm. Từ đó, gan không còn phải hoạt động nặng, do vậy mà khả năng đào thải mỡ thừa sẽ mạnh mẽ hơn.
  • Trà atiso: Atiso không chỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mà còn giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương do chứa các chất oxy hóa như silymarin, cynarin.
  • Trà xanh: Một nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong trà xanh được gọi là catechin có khả năng giảm mỡ và viêm gan ở những người bị gan nhiễm mỡ.

(Theo khoahoc.tv)

.
.
.