.

Tia UV là gì và cách phòng tránh?

Cập nhật: 09:08, 19/02/2021 (GMT+7)

(ABO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 19-2, chỉ số UV cực đại tiềm năng trên cả nước đều ở ngưỡng gây hại cao, riêng khu vực Nam bộ ở ngưỡng gây hại rất cao.

Tia UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: Vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 - 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 - 10 nm).

Như các bạn đã biết, thì tia UV chúng ta sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng đối với những loài động vật thì cũng có thể nhìn thấy hoặc những loại trái cây có màu sắc sặc sỡ là cái để chúng ta nhận thấy nơi đó có tia UV nhiều. Ở những khu vực cao so với nước biển, khu vực nhiệt đới gần xích đạo sẽ có lượng tia UV nhiều hơn những khu vực thấp.

Các tia UV thường sẽ được tỏa ra bởi mặt trời bao UVA, UVB, UVC. Nghĩa là có ánh sáng mặt trời là có tia cực tím (UV), đây là dạng phổ biến mà chúng ta biết được sự xuất hiện của tia UV. Ngoài ra, các dạng khác trên thới giới cũng phát ra tia UV như ở những mỏ hàn, hang khoáng sản..

Tác hại tia UV đối với làn da

Tia UV sẽ có nhiều tác hại đối với vùng mắt và da, nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài. Theo như các chuyên gia da liễu, tia UV sẽ có khả năng gây một số tác hại sau đây:

Gây sạm nắng; Thoái hóa làn da; Ung thư da; U hắc tố (Melanome); Lão hóa da…

Tia UV có lợi ích gì?

Đối với những gì có mặt trên thới giới điều có mặt tốt và hại, sau khi chúng ta đã tìm hiểu xong về mặt hại của tia UV thì chúng ta sẽ khám phá qua mặt lợi ích của tia UV.  Ngoài những tác hại thì tia UV có khả năng giúp cơ thể chúng ta tổng hợp Vitamin D3 một cách khá hiệu quả.

Ngoài ra, tia UV còn áp dụng trong y khoa khi nó có thể điều trị các bệnh về da như: vảy nến, khử trùng và tiệt trùng, phá hủy DNA các tế bào viruss giúp ích khá nhiều cho cuộc sống nếu chúng ta nhận năng lượng phù hợp từ tia UV.

Các chỉ số UV và những ảnh hưởng đối với sức khỏe

Chỉ số UV dưới 2: Chỉ số này cho thấy lượng bức xạ mặt trời ở mức thấp, ít gây tác hại đến con người. Tuy nhiên vẫn có thể gây ra bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 60 phút trở nên mà không có đồ bảo vệ da. Chỉ số này thường vào những lúc sáng sớm hoặc những ngày mát mẻ nhiều mây.

Chỉ số UV từ 3-5: Lượng bức xạ UV ở mức trung bình, nguy cơ gây tổn hại da thấp. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ 40 phút trở lên mà không có quần áo che chắn bảo vệ da vẫn có thể bị bỏng da.

Chỉ số UV từ 6-7: Lượng bức xạ Mặt Trời ở mức khá cao, có khả năng gây bỏng da sau 30 phút nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không bảo vệ da. Khung giờ từ 10h sáng đến 16h là khoảng thời gian cường độ UV mạnh nhất trong ngày, bạn nên hạn chế ra khỏi nhà. Nếu phải đi ra ngoài, nên trang bị đồ chống nắng, kính râm và bôi kém chống nắng.

Chỉ số UV từ 8-10: Lượng tia UV rất cao, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hơn 25 phút mà không có đồ bảo vệ, da sẽ bị bỏng. Mắt sẽ bị rối loạn thị giác (giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng…) nếu phơi nắng liên tục từ 6 giờ trở lên mà không đeo kính râm.

Chỉ số UV >10: Lượng tia UV cực kỳ cao, có khả năng bị bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hơn 10 phút mà không có đồ bảo vệ da. Tốt nhất bạn nên ở nhà, tránh ra đường khi chỉ số UV ngoài trời cao như vậy.

Khuyến cáo của các tổ chức y tế

Người dân nên tự bảo vệ mình, bằng cách thoa kem chống nắng cho da và đội mũ khi chỉ số UV đạt 3 hoặc cao hơn để phòng, tránh tất cả các bệnh trên.

Hạn chế tối đa việc ra ngoài hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vào giờ cao điểm từ 11 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

M.T (tổng hợp)

.
.
.