.

Đã ghi nhận hơn 113.400 ca sốt xuất huyết; chuyên gia lưu ý không chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu sau

Cập nhật: 17:40, 19/07/2022 (GMT+7)

Một tuần tăng hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết. Các chuyên gia lưu ý khi trẻ sốt cao trên 2 ngày kèm với các dấu hiệu như quấy khóc; bứt rứt; đau bụng; chảy máu cam, răng, ói ra máu; tiêu phân đen; tay chân lạnh; bỏ ăn... các gia đình không được chủ quan cần đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời

Một tuần tăng hơn 10.000 ca mắc và 2 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết

Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 18-7, cả nước ghi nhận hơn 113.400 ca sốt xuất huyết Con số này tăng khoảng hơn 10.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó. Đến thời điểm này đã có 39 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.

Như vậy so với tuần trước đó, số ca mắc sốt xuất huyết tuần này giảm khoảng 1.000 ca (tuần từ 4 - 11-7 tăng khoảng 11.000 ca). Số tử vong tăng lên 2 trường hợp.

Bộ Y tế dự báo ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đề nghi các địa phương triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.
Bộ Y tế đề nghi các địa phương triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.

Để chủ động phòng, chống dịch, kiên quyết không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế mới đây đã tiếp tục có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố huy động các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bán và cộng đồng tham gia các hoạt động phòng chống dịch; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia phòng, chống dịch, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống,khu vực di biến động về dân cư, khu vực có ổ dịch cũ.

Triển khai mạnh mẽ các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại. Vận động toàn thể người dân cùng tham gia.

Sở Y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch trong cộng đồng. Tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong; có kế hoạch phân tuyển, hỗ trợ cán bộ điều trị có kinh nghiệm cho tuyến dưới để hạn chế chuyển tuyến khi không cần thiết, tránh quá tải bệnh viện.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở...

Tại TP HCM, chỉ trong hai tuần, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã cứu sống 5 trường hợp trẻ dư cân bị sốc sốt xuất huyết nặng, gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy đa cơ quan.

Trước tình trạng hàng loạt trẻ nhập viện trong tình trạng sốc do mắc sốt xuất huyết, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi trẻ cẩn thận để có thể phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh.

Khi trẻ sốt cao trên 2 ngày kèm với các dấu hiệu như quấy khóc; bứt rứt; đau bụng; chảy máu cam, răng, ói ra máu; tiêu phân đen; tay chân lạnh; bỏ ăn... thì không được chủ quan mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế kịp thời.

Phân tuyến quản lý, điều trị sốt xuất huyết thế nào?

Theo Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ:

Mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue (phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời).

Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (người bệnh được cho nhập viện điều trị).

Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng (người bệnh phải được nhập viện điều trị cấp cứu), mức độ này bao gồm: Sốc sốt xuất huyết Dengue; Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng; Xuất huyết nặng; Suy tạng nặng.

Bộ Y tế lưu ý, trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

Bộ Y tế nêu rõ trạm Y tế xã phường/thị trấn, phòng khám đa khoa, chuyên khoa Nội, Nhi, Bệnh viện đa khoa tư nhân tiếpnhận bệnh nhân ở mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue (trừ các trường hợp xem xét chỉ định nhập viện điều trị tại mục A, điều trị sốt xuất huyết Dengue phần IV. Điều trị của Quyết định 3705/QĐ-BYT ngày 22-8-2019 của Bộ Y tế)

Bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Bệnh viện đa khoa tư nhân tiếp nhận bệnh nhân ở mức độ 1

Đối với mức độ 2, chỉ những bệnh viện đa khoa tư nhân đã được tập huấn điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo mới tiếp nhận

Đối với mức độ 3, chỉ những bệnh viện đã được tập huấn, chuyển giao điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng tiếp nhận bệnh nhân;

Nếu sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, các bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã, thành thuộc tỉnh và Bệnh viện đa khoa tư nhân điều trị chống sốc ban đầu, hội chẩn chuyển tuyến trên;

Nếu sốc sốt xuất huyết Dengue nặng có suy tạng, xuất huyết thì sơ cứu, hội chẩn chuyển tuyến trên.

Bé T.M.K. 14 tuổi, cân nặng 72 kg bị sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa béo phì điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) Ảnh: BVCC
Bé T.M.K. 14 tuổi, cân nặng 72 kg bị sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa béo phì điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) Ảnh: BVCC

Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi, Sản-Nhi tuyến tỉnh tiếp nhận điều trị bệnh nhân ở mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue; Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng

Bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue tiếp nhận bệnh nhân ở mức độ 1: Sốt xuất huyết Dengue; Mức độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo; Mức độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Về nguyên tắc phối hợp giữa các tuyến, Bộ Y tế lưu ý, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối tập trung nguồn lực để thu dung, điều trị những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng.

Hạn chế vận chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.

Khi vượt quá khả năng cho phép, cần chuyển người bệnh lên tuyến trên phải thông báo trước với đơn vị tiếp nhận để chuẩn bị; Ghi chép đầy đủ các thông tin về diễn biến lâm sàng, các kết quả xét nghiệm, các phương pháp điều trị và các thuốc đã sử dụng;

Đồng thời thực hiện chế độ tham vấn của tuyến trên, hội chẩn liên khoa, liên viện để giải quyết các trường hợp khó, các trường hợp chuyển viện.

 

(Theo suckhoedoisong.vn)

.
.
.