.

Giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với cá nhân, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe

Cập nhật: 20:15, 07/09/2022 (GMT+7)

(ABO) Dịch Covid-19 tiếp tục lưu hành trên toàn cầu, tuy nhiên miễn dịch do vắc xin và nhiễm trùng ở mức độ cao, các phương pháp điều trị và công cụ phòng ngừa hiệu quả đã làm giảm đáng kể nguy cơ mắc Covid-19, giảm tỷ lệ nặng, hậu Covid-19, nhập viện và tử vong. Chiến lược giảm thiểu tác động của Covid-19 cần tập trung vào các biện pháp bền vững để giảm hơn nữa số mắc, giảm áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, giảm các rào cản đối với xã hội, giáo dục và hoạt động kinh tế.

Các tác động của Covid-19 đối với y tế công cộng

Để ngăn ngừa bệnh tật và tử vong do Covid-19, mọi người phải hiểu nguy cơ của mình, thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và những người khác bằng các biện pháp can thiệp bằng vắc xin, điều trị và không dùng thuốc khi cần thiết, xét nghiệm và đeo khẩu trang khi tiếp xúc, xét nghiệm nếu có triệu chứng và cách ly trong ≥5 ngày nếu bị nhiễm.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hướng dẫn giúp ngăn ngừa Covid-19 nghiêm trọng bao gồm 4 bước: Biết nguy cơ để bảo vệ bản thân, hành động nếu bị phơi nhiễm, hành động nếu bị bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính.

CDC khuyến nghị chiến lược giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với sức khỏe và xã hội dựa vào tiêm chủng và điều trị để ngăn ngừa bệnh nặng; sử dụng các biện pháp phòng ngừa đa thành phần nếu khả thi; và đặc biệt nhấn mạnh vào việc bảo vệ những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng. Cần tăng cường nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận với tiêm chủng và điều trị, bao gồm cả việc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm cho những người bị suy giảm miễn dịch, thuốc kháng vi rút và kháng thể đơn dòng điều trị để giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng phải đảm bảo quyền truy cập thông tin để hiểu được nguy cơ của cá nhân, tiếp cận hiệu quả và bình đẳng với tiêm chủng, điều trị, xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa khác.

Các ưu tiên hiện nay để ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng nên tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi người hiểu được nguy cơ của họ; thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và những người khác thông qua các biện pháp can thiệp vắc xin, điều trị và không dùng thuốc khi cần thiết; được xét nghiệm và đeo khẩu trang nếu họ đã tiếp xúc; được xét nghiệm nếu có triệu chứng và cách ly trong ≥5 ngày nếu bị nhiễm bệnh, điều trị, xét nghiệm và các biện pháp phòng ngừa khác.

Vắc xin và phương pháp điều trị để giảm bệnh nghiêm trọng

Tiêm phòng Covid-19. Vắc xin Covid-19 có khả năng bảo vệ cao, chống lại bệnh nặng và tử vong, cung cấp mức độ bảo vệ thấp hơn chống lại nhiễm trùng nhẹ và không có triệu chứng. Tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid-19 cao hơn đáng kể ở những người trưởng thành không được chủng ngừa so với những người cập nhật được khuyến cáo tiêm chủng Covid-19, đặc biệt là người lớn ≥ 65 tuổi.

Bằng chứng mới đây cho thấy rằng, việc tiêm phòng trước khi bị nhiễm trùng cũng có khả năng chống lại các tình trạng hậu Covid-19, việc tiêm phòng cho những người mắc các tình trạng hậu Covid-19 có thể giúp giảm các triệu chứng của họ. Tiếp tục tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng và đảm bảo rằng mọi người được tiêm chủng cập nhật là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng. Tiếp tục thúc đẩy việc tiêm chủng cập nhật cho tất cả mọi người, đặc biệt là với các loại vắc xin nhắm vào các biến thể mới nổi có thể dễ lây truyền hơn.

Dự phòng phơi nhiễm qua đường hô hấp. Hiệu quả của vắc xin Covid-19 thấp hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch và có nhiều nguy cơ phải nhập viện chăm sóc đặc biệt, tử vong bất kể họ đã tiêm vắc xin. Dự phòng phơi nhiễm với kháng thể đơn dòng Evusheld có thể giúp bảo vệ những người bị suy giảm miễn dịch trung bình đến nặng; những người không đáp ứng miễn dịch đầy đủ sau khi tiêm vắc xin; những người không được khuyến cáo tiêm vắc xin vì nguy cơ với các phản ứng nghiêm trọng. Ngoài việc điều trị kháng vi rút sớm nếu bị nhiễm, những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng có thể được sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm để giúp ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng cho bản thân.

Thuốc điều trị Covid-19. Thuốc kháng vi rút (Molnupiravir, Nirmatrelvir, Ritonavir, Remdesivirm) và kháng thể đơn dòng (Bebtelovimab) được chỉ định điều trị Covid-19 cho những người có nguy cơ mắc bệnh nặng, bao gồm cả người lớn tuổi, những người chưa được tiêm chủng, những người có một số tình trạng y tế nhất định. Thuốc kháng vi rút làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong khi được sử dụng ngay sau khi được chẩn đoán.

Các chiến lược phòng ngừa Covid-19

Giám sát Covid-19 cấp cộng đồng để hướng dẫn các nỗ lực phòng, chống. Mọi người có thể sử dụng thông tin về mức độ tác động Covid-19 của họ với cộng đồng để quyết định sử dụng các hành vi phòng ngừa mọi lúc hoặc vào những thời điểm cụ thể dựa trên nguy cơ mắc bệnh nặng của chính họ và của các thành viên trong gia đình, mức độ chấp nhận rủi ro của họ và các yếu tố cụ thể.

Các cấp độ cộng đồng Covid-19 dựa vào ảnh hưởng của bệnh đối với cộng đồng, các khu vực địa lý có sự gia tăng các trường hợp nghiêm trọng dựa trên tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ sử dụng giường bệnh và tỷ lệ mắc Covid-19 trong thời gian trước đó.

Các khuyến nghị phòng ngừa dựa trên Covid-19 cấp cộng đồng có mục tiêu là giảm bệnh tật nghiêm trọng, giảm áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ở tất cả các cấp độ cộng đồng Covid-19 từ thấp, trung bình đến cao, các khuyến nghị nhấn mạnh việc cập nhật vắc xin, cải thiện thông khí, kiểm tra những người có triệu chứng và những người đã tiếp xúc, cách ly những người bị nhiễm bệnh.

Ở cấp độ cộng đồng Covid-19 trung bình, các chiến lược bao gồm việc bổ sung các biện pháp bảo vệ cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng như đeo khẩu trang nhằm cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn cho người đeo.

Ở cấp độ cộng đồng Covid-19 cao, các khuyến nghị tập trung vào tất cả những người đeo khẩu trang trong nhà, nơi công cộng và tăng cường bảo vệ hơn nữa đối với các nhóm dân số có nguy cơ cao. Các cấp độ cộng đồng Covid-19 cung cấp một khuôn khổ rộng rãi cho các cơ quan y tế công cộng và các cơ quan liên quan sử dụng và thích ứng khi cần thiết dựa trên bối cảnh địa phương bằng cách kết hợp thông tin địa phương để đánh giá nhu cầu can thiệp sức khỏe cộng đồng.

Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc. Thực hiện nhiều chiến lược phòng ngừa giúp bảo vệ cá nhân và cộng đồng bằng cách giảm nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là khi mức độ cộng đồng Covid-19 tăng lên và ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng. Ngoài các chiến lược được khuyến nghị ở tất cả các cấp cộng đồng Covid-19, giáo dục và nhắn tin để giúp từng cá nhân hiểu nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, bổ sung cho các khuyến nghị về các chiến lược phòng ngừa dựa trên rủi ro.

Kiểm tra tình trạng hiện nhiễm Covid-19. Xét nghiệm chẩn đoán có thể xác định sớm các bệnh nhiễm trùng để thực hiện hành động giảm nguy cơ lây truyền vi rút và được điều trị nếu được chỉ định nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Tất cả mọi người nên xét nghiệm để phát hiện nhiễm trùng đang hoạt động khi có triệu chứng hoặc nếu đã biết hoặc nghi ngờ tiếp xúc với một người nào đó nhiễm Covid-19.

Cân nhắc xét nghiệm sàng lọc những người không có triệu chứng và chưa biết có phơi nhiễm hay không, ưu tiên các cơ sở tập trung có nguy cơ cao như cơ sở chăm sóc dài hạn, nơi tạm trú cho người vô gia cư và cơ sở cải huấn, môi trường làm việc, nhà ở hạn chế khả năng tiếp cận chăm sóc y tế. Khi thực hiện các chiến lược xét nghiệm sàng lọc nên bao gồm tất cả mọi người, bất kể tình trạng tiêm chủng.

Sự cách ly. Những người có triệu chứng hoặc bị nhiễm bệnh cần được cách ly kịp thời, những người bị nhiễm bệnh nên được cách ly trong ≥ 5 ngày và đeo khẩu trang phù hợp nếu họ phải ở gần những người khác. Những người bị nhiễm có thể kết thúc cách ly sau 5 ngày khi không sốt trong ≥ 24 giờ mà không cần dùng thuốc và tất cả các triệu chứng khác đã được cải thiện, và nên tiếp tục đeo khẩu trang khi có những người khác ở nhà và nơi công cộng trong 10 ngày.

Quản lý phơi nhiễm SARS-CoV-2. CDC khuyến nghị chỉ điều tra và truy tìm trường hợp nhiễm bệnh trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và một số cơ sở có nguy cơ cao nhất định. Trong tất cả các trường hợp khác, các nỗ lực y tế công cộng có thể tập trung vào việc thông báo trường hợp bệnh, cung cấp thông tin và nguồn lực cho những người bị phơi nhiễm về việc tiếp cận xét nghiệm.

Những người đã được xác nhận gần đây hoặc nghi ngờ phơi nhiễm với người bị nhiễm bệnh nên đeo khẩu trang trong 10 ngày xung quanh những người khác khi ở trong nhà, ở nơi công cộng và nên đi xét nghiệm ≥ 5 ngày sau khi phơi nhiễm hoặc sớm hơn nếu họ có triệu chứng, bất kể tình trạng tiêm chủng của họ. Do tỷ lệ lưu hành huyết thanh kháng SARS-CoV-2 trong dân số cao, để hạn chế các tác động xã hội và kinh tế, việc cách ly những người bị phơi nhiễm không còn được khuyến khích, bất kể tình trạng tiêm chủng.

Bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất. Những người có nguy cơ cao do tuổi già, khuyết tật, suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nặng, hoặc các tình trạng y tế tiềm ẩn khác bao gồm thai nghén. Ngoài việc khuyến cáo mọi người cập nhật vắc xin, các chiến lược y tế công cộng để bảo vệ bao gồm sử dụng khẩu trang chuyên dụng như N95/KN95, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm nếu được chỉ định đối với những người bị suy giảm miễn dịch, tiếp cận và sử dụng thuốc kháng vi rút sớm.

Ở cấp độ cộng đồng Covid-19 trung bình và cao, những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng và những người tiếp xúc với họ nên cân nhắc đeo khẩu trang vừa vặn vì khả năng lọc tốt hơn và phù hợp để giảm nguy cơ phơi nhiễm và nhiễm trùng. Những người có tiếp xúc trong gia đình hoặc xã hội với những người có nguy cơ cao nên cân nhắc việc tự kiểm tra để phát hiện lây nhiễm trước khi tiếp xúc ở cấp cộng đồng Covid-19 trung bình và cao. Các nỗ lực y tế công cộng cần tập trung vào nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng, mở rộng khả năng tiếp cận với các biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm, xét nghiệm và thuốc kháng vi rút đường uống.

Các cơ quan y tế công cộng nên xem xét các đặc điểm của quần thể địa phương hoặc vùng cụ thể khi xác định có nên tăng cường hoặc bổ sung cho các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong cao nhất hay không. Tăng cường thông tin và truyền thông về sức khỏe cộng đồng cũng có thể giúp mọi người đánh giá mức độ nguy cơ mắc bệnh nặng của cá nhân và sử dụng kiến thức đó để lựa chọn các hành vi phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Covid-19 vẫn là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng đang diễn ra; tuy nhiên, mức độ miễn dịch cao do vắc xin và nhiễm trùng gây ra; sự sẵn có của các biện pháp can thiệp y tế và không dùng thuốc đã làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong do Covid-19.

Khi sự lây truyền của SARS-CoV-2 tiếp tục, trọng tâm hiện tại là giảm thiểu bệnh tật nghiêm trọng về mặt y tế, tử vong và giảm áp lực hệ thống chăm sóc sức khỏe là những mục tiêu phù hợp và có thể đạt được của hệ thống y tế công cộng hiệu quả hiện nay. Việc xác định nhanh chóng các biến thể mới xuất hiện cần có sự thay đổi trong chiến lược giám sát, phát hiện, xác định đặc điểm của các biến thể SARS-CoV-2 và áp dụng các biện pháp can thiệp là điều cần thiết.

BS LÊ ĐĂNG NGẠN

(Cập nhật tài liệu của CDC)

 

.
.
.