Thứ Tư, 02/12/2020, 21:06 (GMT+7)
.

Vất vả đời thợ lột vỏ dừa

(ABO) Lột vỏ dừa bằng máy đã khó thì lột vỏ dừa bằng tay lại càng khó hơn. Thợ lột vỏ dừa phải thật tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết với lưỡi nầm, bởi nếu lơ là thì nguy hiểm sẽ khôn lường.
 
Mỗi ngày vất vả mưu sinh từ sáng sớm đến khi trời tối mịt, một người thợ lột vỏ dừa cũng kiếm được khoảng từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng để trang trải cuộc sống. Không chỉ có đàn ông mà còn có cả phụ nữ cũng bén duyên với nghề này.
 
Phóng viên Báo Ấp Bắc đã ghi lại một số hình ảnh của những người thợ lột vỏ dừa tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
 
Một ngày của người thợ lột dừa bắt đầu từ lúc sáng sớm cho đến tận chiều tối.
Một ngày làm việc vất vả của người thợ lột vỏ dừa bắt đầu từ lúc sáng sớm cho đến tận chiều tối.
Người lột vỏ dừa cầm trái dừa nhấn mạnh vào lưỡi nầm theo chiều ngang của trái, rồi vặn cho múi vỏ bật ra.
Người lột vỏ dừa cầm trái dừa nhấn mạnh vào lưỡi nầm theo chiều ngang của trái dừa rồi vặn cho vỏ bật ra. Công việc này cũng cần có kỹ thuật để không bị thương tích.
 Những đôi tay chai sần theo năm tháng làm nghề. Theo chia sẻ của những thợ lâu năm, ba yếu tố quan trọng của thợ làm nghề là mạnh, nhanh và chính xác.
Đôi tay chai sần theo năm tháng làm nghề của một người thợ lột vỏ dừa. Ba yếu tố quan trọng của người thợ làm nghề lột vỏ dừa là phải mạnh, nhanh và chính xác.
Những
Những bóng hồng thoăn thoắt lột vỏ dừa trên mũi nầm.
Chị Nguyễn Thị Hồng Đào, nhà ở xã Xuân Đông hai mắt đã mù thế nhưng một ngày chị có thể lột khoảng 700 đến 800 trái.
Dù 2 mắt của chị Nguyễn Thị Hồng Đào (ở xã Xuân Đông) bị mù nhưng một ngày chị có thể lột vỏ của từ 700 đến 800 trái dừa.
Dừa sau khi lột sẽ được cân ký để phân loại.
Dừa sau khi lột vỏ sẽ được cân để phân loại.
 Những phút nghỉ ngơi của những người thợ.
Giây phút nghỉ ngơi của những người thợ lột vỏ dừa.
Dừa sau khi lột, phân loại được thợ di chuyển ra xe.
Dừa sau khi lột vỏ và phân loại sẽ được đưa đi tiêu thụ.
 
ĐỖ PHI  (thực hiện) 
 
 
 
 
 
.
.
.