Thứ Tư, 26/10/2022, 10:10 (GMT+7)
.

"Hoàng tử sân khấu" Minh Phụng - nghệ sĩ cải lương gạo cội

Khán giả mê ѕân khấu cải lương thời kỳ trước và sau năm 1975 đã dành mỹ từ cho Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Minh Phụng là “Hoàng tử ѕân khấu”. Từ những năm 1960 - 1970, nghệ sĩ (NS) Minh Phụng được biết bao người hâm mộ, và nổi tiếng. Gần 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, NS Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng. Nhiều vở diễn và những bài vọng cổ có sự góp mặt của NS Minh Phụng và do chính NS thể hiện đã đi vào lòng bao khán giả.

Một trong những khoảnh khắc cuối cùng NSND Lệ Thủy biểu diễn cùng NSƯT Minh Phụng. Đây là bức ảnh hậu trường trong buổi tập vở “Giấc mộng đêm xuân” của 3 nghệ sĩ gạo cội Minh Phụng, Lệ Thủy và Minh Vương.
Một trong những khoảnh khắc cuối cùng NSND Lệ Thủy biểu diễn cùng NSƯT Minh Phụng. Đây là bức ảnh hậu trường trong buổi tập vở “Giấc mộng đêm xuân” của 3 nghệ sĩ gạo cội Minh Phụng, Lệ Thủy và Minh Vương.

NSƯT Minh Phụng tên thật Ngô Văn Thiệu, sau này lấy tên khai sinh Nguyễn Văn Hoài, là người con của quê hương Tiền Giang. Trước khi dùng nghệ danh Minh Phụng, ông còn có một nghệ danh khác là Tân Tiến.

“HOÀNG TỬ ЅÂN KHẤU” CẢI LƯƠNG

Trước năm 1975, NS Minh Phụng đã tham gia nhiều đoàn hát: Tân Đô, Hoa Thảo - Hậu Tấn, Thanh Phương... Đến gánh hát Kim Chung, hợp cùng 2 NS Minh Cảnh và Minh Vương, ông đã khiến giới mộ điệu cải lương mê đắm (từ những thập niên 1960 - 1970). Ông đã đóng cặp với nhiều nữ NS tên tuổi: Út Bạch Lan, Mỹ Châu…; và nhất là các vở tuồng dã sử kiếm hiệp với Diệu Hiền, Lệ Thủy…

Sau năm 1975, NS Minh Phụng là Trưởng đoàn Tiếng hát Quê Hương của tỉnh Bến Tre, nổi danh trong vai Lục Vân Tiên. Sau đó, đoàn này được giao cho ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh Bến Tre quản lý. Năm 1976, NS Minh Phụng gia nhập Gánh hát Hương Mùa Thu, làm kép chánh, hát các vở tuồng: Gánh cỏ sông Hàn, Con cò trắng, Lửa phi trường...

Đến năm 1994, ông lập lại Gánh hát Hương Mùa Thu, với thành phần diễn viên: Minh Phụng, Linh Cảnh, Kiều Tiên, Bảo Ngọc, Ngọc Cẩm Thúy, Vương Bình, Thanh Phú, Điền Tử Lang, Thanh Thủy, Ngọc Ánh, Diệu Thanh, hề Giang Tâm.

Đoàn Hương Mùa Thu của NS Minh Phụng diễn ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và các tỉnh lân cận. Sau đó NS Minh Phụng đổi tên Hương Mùa Thu thành Đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng. Từ năm 1996 trở về sau, các gánh hát thua lỗ, Đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng cầm cự, kéo dài đến qua năm 2000, rồi ngưng hoạt động.

Xưa nay, không ít khán giả mộ điệu cho rằng, do NSƯT Minh Phụng thần tượng Minh Cảnh, ca giống Minh Cảnh, rồi lấy nghệ danh có chữ Minh ở đầu cho giống Minh Cảnh, nhưng thật ra không phải vậy.

Số là, khi khởi nghiệp (năm 1961 ở Đoàn Tân Tạo, lúc 17 tuổi) NSƯT Minh Phụng lấy nghệ danh Tân Tiến. 5 năm tiếp theo, ông thăng trầm ở 5 đoàn hát khác: Hoàng Oanh, Hậu Tấn, Thanh Phương, Kim Chưởng, Thủ Đô, rồi mới về đầu quân cho sân khấu Kim Chung và có điều kiện thăng hoa, trở thành NS tài danh.

Khoảng giữa thời gian thăng trầm này, ông có người yêu đầu đời. Cô có 2 đứa cháu nhỏ rất dễ thương, bé tên Minh, bé tên Phụng, thường quấn quýt bên ông mỗi khi ông đến thăm người yêu, nên ông ghép tên 2 bé để làm nghệ danh cho mình. Kỷ niệm một cuộc tình đầu đời thơ mộng và lãng mạn.

NS Kiều Tiên là vợ của NSƯT Minh Phụng, từng chia sẻ: “Ở thập niên 1960, thời kỳ ᴠàng ѕon của ѕân khấu cải lương, các NS trẻ có giọng ca ᴠàng là lập tức được các bầu gánh hát tranh thủ đến mời ký hợp đồng biểu diễn ᴠới ѕố tiền rất cao.

Từ một em bé mới lên 7 tuổi phụ mẹ bán hàng ở chợ Mỹ Tho, chồng tôi học ca qua radio, ѕau đó được nghệ nhân Tư Xuân ở Mỹ Tho dạу ca theo nhịp đờn ᴠà được ѕoạn giả Hương Huуền Anh thử giọng khi Gánh hát Tân Đô ᴠề quê anh biểu diễn.

Bước chân ᴠào nghề khá ѕớm, làm công ᴠiệc nhắc tuồng để học nghề, đến năm 17 tuổi anh ᴠụt ѕáng, được báo giới ᴠà người hâm mộ đặt biệt danh “Hoàng tử ѕân khấu”. Thời chúng tôi làm bầu lâm cảnh khó khăn, phải bán tài ѕản để trả nợ, anh ấу đã nói ᴠới tôi rằng: Của mất ѕẽ mua ѕắm lại, đừng để anh chị em trong đoàn hát phải chịu thiệt thòi.

Khi rã gánh, mỗi người rời хa nghề đều được anh cho 1 chỉ ᴠàng, nên anh chị em trong đoàn đều уêu thương anh ấу. Cho đến nay, dù anh đã mất, nhưng bà con khán thính giả mộ điệu ѕân khấu cải lương ᴠẫn còn уêu mến.

Không chỉ đến ngàу giỗ, mà ngàу ѕinh nhật, ngàу lễ, tết, nhiều nhóm bạn trẻ hâm mộ ᴠẫn mang hoa, nến, đàn đến ngồi quanh mộ anh đờn ca những bài hát của anh mà họ thuộc. Xúc động lắm. Nghĩa cử đó làm tôi ᴠà gia đình cảm thấу thật hạnh phúc!”.

NSƯT Minh Phụng và Mỹ Châu. ẢNH: H.K
NSƯT Minh Phụng và Mỹ Châu. ẢNH: H.K

Sau lần phẫu thuật tim vào năm 2005, NSƯT Minh Phụng điều trị bệnh suy thận và hoại tử chân kéo dài. Đầu tháng 11-2008, ông gắng sức đến dự liveshow của nghệ sĩ Ngọc Đáng, tổ chức tại rạp Hưng Đạo, là lần đứng trên sân khấu cuối cùng của ông. Cuối tháng 11-2008, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, NS Minh Phụng đã trút hơi thở cuối cùng sau bao năm tháng chống chọi với những căn bệnh quái ác.

MINH PHỤNG - LỆ THỦY: “CẶP BÃO BIỂN” CỦA SÂN KHẤU KIM CHUNG

Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Lệ Thủy và NSƯT Minh Phụng trở thành đôi bạn diễn ăn ý trên sân khấu khi cả hai hoạt động ở Đoàn cải lương Kim Chung. NSND Lệ Thủy nói rằng, bà hát rất hợp ý với NSƯT Minh Phụng. Hai người có khả năng tung hứng trên sân khấu, tạo nên sự duyên dáng, giúp cả hai càng được yêu thích. Cố NS Minh Phụng rất yêu nghề, dám xả thân vì vai diễn và đặc biệt rất kỹ lưỡng trên sân khấu…

NSND Lệ Thủy vẫn còn nhớ vở tuồng đầu tiên kết hợp cùng NSƯT Minh Phụng ở Đoàn Kim Chung 5 là Nhất kiếm bá vương đã tạo nên hiện tượng sân khấu cải lương ở Sài Gòn lúc bấy giờ: “Xét kỹ ra, nội dung tuồng không quá đặc biệt, nhưng lại đánh trúng thị hiếu khán giả đương thời khi tập hợp một dàn đào kép trẻ đẹp nức tiếng: Lệ Thủy, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Kim Huệ, Kiều Tiên, Thanh Điền…; dàn dựng sân khấu mới mẻ, nhiều kỹ xảo của sân khấu Kim Chung đã giúp vở diễn cực kỳ ăn khách, cùng lời khen phủ khắp các trang kịch trường.

Thời gian này, NS Minh Phụng đang trên đà thăng tiến sau khi tạo dựng tên tuổi trên sân khấu Kim Chung 2 qua một liên danh cũng rất lừng lẫy là Minh Phụng - Mỹ Châu. Còn cô đào sáng giá Lệ Thủy cũng trở lại Sài Gòn sau thời gian dài lưu diễn miền Trung khiến khán giả rất mong đợi. Sự kết hợp của hai giọng ca cao vút, hai gương mặt “sáng trưng” và 2 nét diễn duyên dáng đã lập tức tạo hiệu ứng.

Từ Nhất kiếm bá vương, nối tiếp là những Kẻ bên trời, Người trai sa mạc, Kiếp nào có yêu nhau, Xin một lần yêu nhau, Máu nhuộm sân chùa, Tây Thi - Gái nước Việt…, báo chí kịch trường đã gọi Minh Phụng - Lệ Thủy là “cặp bão biển đang dâng cao”, đối trọng với “cặp sóng thần” Hùng Cường - Bạch Tuyết của Đoàn Dạ Lý Hương.

Sau năm 1975, NS Minh Phụng và NS Lệ Thủy còn dự tính lập đoàn hát đi diễn ở tỉnh, nhưng không xin được giấy phép, đành gác lại. Rồi NS Minh Phụng về tỉnh mở đoàn hát, NS Lệ Thủy tiếp tục ở lại TP. Hồ Chí Minh, cả hai không hát chung một thời gian dài.

Đến năm 1982, Đoàn Trần Hữu Trang dựng vở Hòn đảo thần Vệ Nữ rồi Vợ tạm chồng hờ, mời NS Minh Phụng và NS Lệ Thủy về tăng cường. Đôi bạn diễn tái ngộ rồi gắn bó thường xuyên trong các chuyến lưu diễn ở nhiều tỉnh và cả nước ngoài.

Trên sân khấu, họ là “cặp bão biển” với những mối tình tươi đẹp nhưng ngang trái; sau cánh màn nhung, họ gắn bó với nhau trong tình tri kỷ hiếm có. Trong hồi ký của mình, NSND Lệ Thủy kể rằng: “Cả hai gia đình của Lệ Thủy và Minh Phụng rất thân thiết với nhau.

Lệ Thủy không thể quên đợt Minh Phụng mổ tim, mới hồi phục đã gọi điện liền cho mình, lên ngay câu vọng cổ kinh điển của Xin một lần yêu nhau: “Thủy ơi, có lẽ thượng đế sinh ta ra và đặt ta nhầm một ngôi sao xấu, cho nên suốt cuộc đời ta cứ mãi lao đao khốn khổ, chỉ xin một lần yêu nhau mà chưa nói được bao giờ…”. Dù chỉ nghe qua điện thoại nhưng Lệ Thủy đã khóc vì cảm động trước tấm lòng yêu nghề của người đồng nghiệp tri âm tri kỷ.

LINH THỦY (tổng hợp)

 

.
.
.