Giám đốc Sở TN-MT giải trình về việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ chậm
Stt | Tên đơn vị huyện | Tổng số hồ sơ thực hiện | Đã bổ sung bản mô tả và kết quả đo đạc | Đã bổ sung kết quả đo đạc | Đã Viết tờ trình để trình ký GCN | Hồ sơ đủ thành phần theo quy định | GCN đã ký |
1 | Huyện Gò Công Đông | 1722 | 111 | 1600 | 93 | 57 | |
2 | Huyện Cái Bè | 1163 | 197 | 942 | 204 | 6 | |
3 | TP. Mỹ Tho | 617 | 481 | 127 | 323 | 46 | |
4 | TX. Gò Công | 6080 | 6080 | 1100 | |||
Tổng | 9582 | 789 | 2669 | 620 | 6080 | 1209 |
Hiện nay, tổng số Giấy chứng nhận hồ sơ Dự án VLAP đã được ký là 1.209 giấy. Văn phòng Đăng ký đất đai đang thẩm định 3.502 hồ sơ của các huyện Gò Công Đông, Cái Bè và thành phố Mỹ Tho; trong đó, đã thẩm tra viết tờ trình 620 hồ sơ, đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký 109 Giấy chứng nhận.
Riêng thị xã Gò Công đã thẩm tra 6.080 hồ sơ, đã chuyển về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Gò Công, để trình Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND thị xã ký 1.100 Giấy chứng nhận. Ngoài ra, bộ phận giải quyết hồ sơ VLAP thực hiện thẩm định 4.764 hồ sơ không đủ điều kiện tiếp tục xin ý kiến nhằm chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh của các huyện còn lại.
Tiến độ giải quyết hồ sơ thuộc Dự án VLAP thực hiện còn chậm, do đây là những hồ sơ khó, chưa đầy đủ về thủ tục, đặc biệt là nguồn gốc chưa rõ ràng, phải kiểm tra thực địa hoặc cần phải bổ sung thêm hồ sơ, ...
* Giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát và đề ra giải pháp khắc phục những tồn đọng, vướng mắc về giải quyết hồ sơ đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Tổ chức sắp xếp bố trí, kiện toàn tổ chức của Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh, bổ sung nguồn nhân lực (trước đây chỉ có 25 người và đến nay là 75 người chưa tính lực lượng đo đạc phục vụ cho việc cấp giấy); thực hiện luân chuyển cán bộ viên chức giữa các Chi nhánh và Văn phòng đăng ký đất đai (cụ thể số lượng 30 người).
Tiếp tục điều động viên chức có kinh nghiệm của Văn phòng về Chi nhánh, luân chuyển viên chức từ Chi nhánh này đến Chi nhánh khác để giải quyết hồ sơ tồn động, nhất là hồ sơ đo đạc, bổ sung cho bộ phận đo đạc thêm 17 nguời (hiện nay là 66 người ).
Thuê các Công ty có nghiệp vụ về đo đạc để đo đạc phục vụ cấp giấy chứng nhận đối với hồ sơ tồn đọng tại các huyện. Hợp đồng ngắn hạn đối với cán bộ có chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn về đo đạc để bổ sung thêm cho các bộ phận thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh (số lượng 20 người). Hợp đồng với Bưu điện Tiền Giang luân chuyển hồ sơ, chuyển phát nhanh trong 12 giờ/lượt để giảm thời gian so với trước đây (18 giờ/lượt).
Trang bị đầy đủ máy tính, máy đo toàn đạc điện tử để phục vụ tốt cho công việc, đặc biệt là vận hành cơ sở dữ liệu (hiện nay còn Chi nhánh cần trang bị 11 máy đo đạc và Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện quy trình đấu thầu). Ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu giải quyết công việc để giảm thời gian giải quyết hồ sơ. Phối hợp với ngành thuế trong việc giải quyết nhanh hồ sơ.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tiếp tục hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ đo đạc, đặc biệt là cán bộ tham gia công tác cấp giấy chứng nhận của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; rà soát, tập trung mọi nguồn lực, phối hợp với các ban, ngành địa phương cấp huyện, xã tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng của Dự án VLap.
(Theo Cổng TTĐT Tiền Giang)