.
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

BÀI CUỐI: Liều thuốc "4 không" cho căn bệnh tham nhũng, tiêu cực

Cập nhật: 08:15, 16/06/2023 (GMT+7)

BÀI 1: Từ suy thoái đến tham nhũng, tiêu cực

BÀI 2: KẾT QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC: Đập tan các luận điệu xuyên tạc

Việc tìm ra giải pháp ưu tiên, “phác đồ điều trị” phù hợp nhất nhằm bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” pháp luật để “không thể, không dám, không muốn, không cần” tham nhũng (TN), tiêu cực (TC) là điều quan trọng nhất.

TIẾP TỤC PHÁT HUY TINH THẦN “4 HƠN”, “3 KHÔNG”

Đối chiếu trong thực tiễn thời gian qua chứng minh rằng, công tác đấu tranh phòng, chống TN, TC ngày càng hiệu quả, tích cực. Điều này thấy rõ qua việc hàng loạt vụ án TN, TC lớn lần lượt được phanh phui, xử lý.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tháng 1-2023, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống TN, TC gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, ch
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tháng 1-2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống TN, TC gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để "không thể, không dám, không muốn TN".

Dù vậy, TN, TC vẫn còn diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân trên một số lĩnh vực. Để “bịt kín” con đường dẫn đến TN, TC đòi hỏi các cơ quan chức năng, cán bộ, đảng viên “nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng”, đồng lòng, quyết tâm xây dựng một thế trận vững chắc ngay tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

"Cần phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; phải tăng cường giáo dục kỷ luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn”

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Nhất là tiếp tục phát huy tinh thần thực hiện “4 hơn”: Làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa và trách nhiệm “3 không” là: Không đùn đẩy, không né tránh và không đổ lỗi khách quan với tinh thần “kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh phòng, chống TN, TC.

Hiện thực hóa phương châm phòng, chống TN, TC bằng hành động thực tiễn, nói đi đôi với làm thì vấn đề ưu tiên trước mắt cần ngăn chặn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Bởi văn hóa, đạo đức vẫn luôn là nền tảng tinh thần của xã hội. Cả TN, TC và chống TN, TC đều do con người, đều thông qua con người.

Vì thế, cần chú trọng và đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, trước hết là đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý, “phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi TN, TC” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.

XÂY DỰNG VĂN HÓA LIÊM CHÍNH, TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC

Xây dựng văn hóa liêm chính là việc làm tiên quyết nhất đối với người cán bộ, uy tín và danh dự mới là “điều thiêng liêng, cao quý nhất” và phải đấu tranh với những cám dỗ từ quyền lực và vật chất.

Điển hình từ việc nêu gương, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một mẫu mực, biến quyết tâm thành hành động chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên.

Lãnh đạo cơ quan các cấp phải phát huy vai trò nêu gương, gương mẫu trong công việc, đời sống, sinh hoạt hằng ngày; chịu trách nhiệm “đứng mũi chịu sào” về những yếu kém, sai phạm về TN, TC trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

BÁO CHÍ TIẾP TỤC VAI TRÒ XUNG KÍCH

Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống TN, TC những năm gần đây cho thấy, báo chí giữ một vai trò rất lớn. Báo chí đã tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống TN, TC bằng nhiều thể loại thích hợp, mang lại hiệu quả cao. Báo chí đã và đang là một diễn đàn chống TN, đang là một mũi tiến công lợi hại chống TN, TC ở nước ta hiện nay. Do đó, cần phải phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong đấu tranh chống TN, TC và duy trì đúng nguyên tắc hoạt động của báo chí khi tham gia chống TN, TC. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần phải có cơ chế đảm bảo cho báo chí tham gia chống TN, TC một cách chủ động và tích cực.

Mặt khác, cần cải cách tiền lương để đảm bảo vấn đề thu nhập của cán bộ, đảng viên đủ sống, đủ trang trải cho bản thân và chăm lo được cho gia đình. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định các văn bản, chủ trương, xây dựng kế hoạch và triển khai cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức trên một số lĩnh vực và đạt được kết quả tích cực, góp phần làm hạn chế tình trạng TN, TC.

Cùng với đó là phải tăng cường kiểm soát quyền lực. Vai trò của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp là mấu chốt để kiểm soát quyền lực. UBKT các cấp chú trọng việc tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là tập trung vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm dễ phát sinh TN, TC như đấu thầu, giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình, dự án, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ… và phải có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các thành viên trong UBKT các cấp nắm rõ chức trách, nhiệm vụ, tiến hành kiểm tra, giám sát khách quan, công tâm, minh bạch, không được có động cơ cá nhân, áp đặt, bao che trong quá trình thực thi kiểm tra, giám sát.

Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn. Bất kể cá nhân nào lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. Theo đó, cần xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan quyền lực nhà nước. Đồng thời, đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử.

PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, trong cuộc chiến chống TN, TC phải “thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng là một chủ trương chiến lược, một vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng ta”. Vì lẽ đó, trong các giải pháp đề cập để phòng, chống TN, TC thì giải pháp về tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử là cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Thực tiễn thông qua những cuộc họp tiếp xúc cử tri của tổ HĐND các cấp, nhân dân đã phát huy được vai trò “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ gián tiếp mà đại diện là chính quyền các cấp, các đại biểu nhân dân...

Các đợt tiếp xúc cử tri, đối thoại với lãnh đạo các cấp... được xem là kênh thông tin hữu hiệu giúp nhân dân bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, phản ánh nỗi bức xúc về các thực trạng đang xảy ra ở địa phương; hoạt động, hành vi và thái độ của những người cán bộ, đảng viên đang thực thi quyền lực; giám sát hoạt động của chính quyền và cán bộ các cấp.

Có thể nhận thấy, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử mà điển hình là HĐND các cấp, Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt gắn với sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ sẽ mang đến kết quả tích cực.

Việc phát hiện kịp thời, làm rõ những sai phạm của các tổ chức, đơn vị các cấp, của cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức đang lạm dụng quyền lực để TN, TC và làm những việc sai với quy định pháp luật trên các lĩnh vực đã và đang thực hiện hiệu quả, sẽ tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

LÊ NGUYÊN

 

.
.
.