Đóng đáy sông Cầu đã trở thành một nghề truyền thống từ nhiều đời nay của người dân thị trấn Vàm Láng. Nhiều người đã gắn trọn cuộc đời với nghề này, bất kể đêm ngày cứ đến con nước là họ lại ra khơi mưu sinh trên đầu ngọn sóng.
Nghề đóng đáy dựa vào quy luật của con nước, mỗi tháng có 2 con nước (15 và 30 âm lịch). Mỗi con nước đánh bắt kéo dài khoảng 3 - 4 ngày, có khi dài ra nếu đóng đáy trúng. Từ tháng 3 - 8 âm lịch là mùa của nghề đóng đáy, thời gian này sản lượng đánh bắt sẽ nhiều hơn.
Theo thống kê, thị trấn Vàm Láng hiện có 67 hộ dân làm nghề đóng đáy sông Cầu với hàng trăm phương tiện hỗ trợ khai thác.
|
Những hàng cọc được người đóng đáy dựng lên nằm chơi vơi trên cửa biển là nơi để họ mưu sinh - Mỗi cây cọc là một cửa đáy, cá tôm sẽ chạy vào những cửa này và nằm gọn trong miệng đáy. |
|
Với sở đáy 8 khẩu (cửa đáy) của ông Trần Văn Long (thị trấn Vàm Láng) cần 4 - 5 người để làm việc. |
|
Nghề đóng đáy sông Cầu không kém phần gian nan và nguy hiểm do phải làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. |
|
Nguồn lợi chủ yếu mà nghề đóng đáy sông Cầu mang lại chính là ruốc biển. Những lúc tới mùa, mỗi chuyến đi đóng đáy nếu trúng mùa, gia đình ông Trần Văn Long thu hoạch gần 1 tấn ruốc. |
|
Sau khi mở dây buộc túi đáy xong, mọi người cùng nhau kéo túi đáy lên ghe để bắt tôm, cá. |
|
Nghề đóng đáy sông Cầu là nghề cha truyền con nối, những đứa trẻ mới lớn đã dần tập làm quen với công việc này. |
|
Chiếc ghe đáy cập bến với những giỏ ruốc đầy khoang – Ruốc loại 1 giá khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg. Loại dùng để làm phân, thức ăn có giá gần 4.000 đồng/kg. |
|
Nụ cười nở trên môi những người dân miệt biển Vàm Láng trước thành quả lao động của họ. |
|
Nghề đóng đáy sông Cầu là nghề cha truyền con nối, những đứa trẻ mới lớn đã dần tập làm quen với công việc này. |
|
Nghề đóng đáy ở sông Cầu còn tạo việc làm cho hàng trăm phụ nữ xứ Vàm Láng. |
MINH THÀNH (thực hiện)
.