Thứ Sáu, 31/07/2020, 14:41 (GMT+7)
.

Chào đón EVFTA

(ABO) Ngày 1-8, EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam) chính thức có hiệu lực, mở ra một chương mới cho bức tranh kinh tế của Việt Nam. Đây là kết quả ấn tượng sau thời gian dài đàm phá

Bởi EVFTA được chính thức khởi động từ ngày 26-6-2020, sau khi được Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU tuyên bố bắt đầu đàm phán EVFTA.

Sau chặng đường đàm phán căng thẳng, gay go, đến ngày 30-6-2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA tại Hà Nội và được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX vào ngày 8-6-2020, mở ra một giai đoạn mới cho kinh tế Việt Nam.

a
Lễ ký EVFTA vào ngày 30-6-2019 tại Hà Nội.

EVFTA đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU theo hướng xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi. EVFTA cũng là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất mà phía EU từng thỏa thuận với một quốc gia đang phát triển.

Lợi ích kinh tế luôn là vấn đề được đặt ra trong các hiệp thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, EVFTA sẽ giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm khoảng 4,6% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm hơn 42% vào năm 2025.

Điều này được đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) phân tích, EU là thị trường có sức mua lớn với dân số trên 500 triệu người tiêu dùng và đang là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và trên Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

a
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội cho Tiền Giang hợp tác với các nước trong phát triển kinh tế.

Khi được đưa vào thực thi, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã cam kết, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như: Dệt may, da giày, nông, thủy sản, đồ gỗ…

“Điểm đến” lý tưởng của EVPTA được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, gần 43% vào năm 2025 và hơn 44% vào năm 2030 so với việc nếu như không có hiệp định.

Điểm dễ dàng nhận thấy từ EVFTA mang lại là người tiêu dùng có cơ hội đón nhận các sản phẩm rẻ hơn do được miễn thuế hải quan, cơ hội công ăn việc làm cho người lao động khi EVFTA được thực thi, riêng các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc cắt giảm hầu hết các dòng thuế…

EVFTA còn tạo điều kiện để thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ các nước EU. Chưa kể, EVFTA được ký kết cùng lúc với Hiệp định về bảo hộ đầu tư (EVIPA), khi cả 2 hiệp định này đi vào thực thi, các doanh nghiệp nước ngoài từ các nước EU, theo các cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam, sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi đầu tư tại Việt Nam.

Tất nhiên, không có một hiệp định kinh tế nào chỉ mang lại lợi ích cho một phía. Để hưởng lợi từ EVFTA, nhất là đối với các doanh nghiệp, việc thay đổi và thích ứng là điều tiên quyết và mang tính bắt buộc.

Ở góc độ địa phương như Tiền Giang chưa đủ cơ sở để đánh giá một cách chính xác lĩnh vực nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất đối với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO hay CPTPP và giờ đây là EVFTA.

a
Sản phẩm nông nghiệp của Tiền Giang có nhiều cơ hội hơn.

Hơn nữa, trong tiến trình hội nhập quốc tế, mỗi lĩnh vực đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu tác động từ tình hình chính trị - kinh tế thế giới và các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước.

Thế nhưng, qua quan sát thực tế và theo ý kiến của các chuyên gia, đối với các hiệp định kinh tế, thì Tiền Giang, khu vực nông nghiệp đang chịu nhiều tác động nhất, thuận lợi có, khó khăn, thách thức cũng không ít, nhất là xuất khẩu các mặt hàng lúa gạo, trái cây, thủy sản…

Còn nhìn ở khía cạnh khác, để cạnh tranh thu hút đầu tư, áp lực về đầu tư cơ sở hạng tầng kỹ thuật - xã hội, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển cũng là những nút thắtquan trọng không chriêng Tiền Giang, mà cả nước cần phải tập trung tháo gỡ.

Hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam đã bước sang một chương mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lo lắng về hội nhập như khẳng định Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, người đã nhiều lần làm Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế. Bởi đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện xóa bỏ thuế quan cũng như mở cửa thị trường, dịch vụ khi Việt Nam ký kết EVFTA hay CPTPP.

Thật ra, Việt Nam đã tham gia vào sân chơi chung của thị trường thế giới đã hơn 20 năm, kể từ khi tham gia vào khối ASEAN năm 1995, tiếp theo đó là ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ vào năm 2000, tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006 và hàng loạt các hiệp định thương mại với các đối tác khác. Kết quả rõ ràng nhất là hội nhập đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và tất nhiên cũng sẽ tạo ra những thách thức…

T.A

.
.
.