Thứ Hai, 23/11/2020, 15:24 (GMT+7)
.

Long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa

(ABO) Sáng 23-11, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Nam Kỳ Khởi Nghĩa (xã Long Hưng, huyện Châu Thành), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2020). 

Đại biểu tham dự lễ kỷ niệm.
Đại biểu tham dự lễ kỷ niệm.
 
Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Văn Danh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang; Võ Văn Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang; Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh; Châu Thị Mỹ Phương, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
 
Cùng các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên lãnh đạo tỉnh Tiền Giang qua các thời kỳ; lãnh đạo Huyện ủy Châu Thành; lãnh đạo xã Long Hưng và đại diện các gia đình có công trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ và đông đảo nhân dân tham dự.
 
Đại biểu mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Đại biểu chào cờ và mặc niệm tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ.
Đại biểu đến thắp nhang 4 liệt sĩ tại khu di tích lịch sử Gò Me.
Đại biểu đến thắp hương 4 liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Gò Me.
 
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Lê Văn Hưởng đã ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ.
 
 

 

Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại tưởng niệm 4 liệt sĩ tại khu di tích lịch sử Gò Me.
Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tưởng niệm 4 liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử Gò Me.
 
Đêm 22 rạng 23-11-1940, lần đầu tiên tại Đình Long Hưng, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng, cùng với giáo mác, gậy gộc…. nhân dân địa phương nhất tề đứng dậy diệt ác, trừ gian làm nên cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vang dội. Đây là một trong những nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Nam kỳ lúc bấy giờ.
 
Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.
Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại Nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.

 

Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.
Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại Nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.
 
Trong khí thế hào hùng của cách mạng, lần đầu tiên trên cả nước, danh xưng “Việt Nam Dân chủ cộng hòa quốc” rạng rỡ, sáng ngời trên tấm biểu ngữ treo trước cửa Đình Long Hưng - nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Mỹ Tho.
 
Cũng lần đầu tiên trên cả nước, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho. Lá cờ Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, quốc kỳ của chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc đã nêu cao chính thể, cổ vũ tinh thần cách mạng của nhân dân toàn “xứ Nam kỳ” trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh chống thực dân Pháp thống trị để giành độc lập, tự do muôn đời cho hậu thế.
 
 

 

Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.
Đại biểu đặt tràng hoa, thắp hương tại Nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ.

Từ ngày 23-11 đến 30-11-1940, trên địa bàn Tiền Giang có 75/124 xã giành quyền làm chủ (quận Cái Bè 2 xã, quận Cai Lậy 23 xã, quận Châu Thành 30 xã, quận Chợ Gạo 19 xã, Gò Công 1 xã).

Thành tựu mà cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Tiền Giang để lại cho dân tộc ta là vô giá. Cuộc khởi nghĩa để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân Tiền Giang nói riêng, toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Nhân dân ta càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam.

Đại biểu thắp hương tại nhà thời đồng chí Nguyễn Thị Thập.
Đại biểu thắp hương tại Nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.
 
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 23-11-1940 đã diễn ra cách đây 80 năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã thể hiện sự dũng cảm bất khuất của nhân dân Tiền Giang, là tiền đề thổi lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân cả nước, đưa cách mạng nước ta giành thắng lợi này đến thắng lợi khác, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương, đất nước.
 
Đại biểu thắp hương tại nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.
Đại biểu thắp hương tại Nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.
 
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tiền Giang anh hùng, trong nhiệm kỳ qua thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, của Tỉnh ủy; bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như ngay từ đầu nhiệm kỳ, hạn, mặn, những vấn đề phát sinh mới về an ninh, trật tự đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, đầu năm 2020, tỉnh lại bị tác động kép của hạn, mặn đến sớm, kéo dài và đại dịch Covid-19;
 
Nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền cùng với sự giám sát chặt chẽ của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; sự nỗ lực phấn đấu của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự đồng tình, ủng hộ của các đồng chí lão thành cách mạng, của nhân dân nên hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với Nghị quyết; quốc phòng, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống và thu nhập của người dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thường xuyên được chú trọng, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. 
 
Đồng chí Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu ôn truyền thống 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa.
Đồng chí Lê Văn Hưởng phát biểu ôn lại truyền thống 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa.
 
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Lương Quốc Thọ phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Lương Quốc Thọ phát biểu tại lễ kỷ niệm.
 
Đồng chí Lê Văn Hưởng nhấn mạnh: BCH Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh nhà luôn đề cao trách nhiệm, quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, của doanh nghiệp, chủ động hội nhập kinh tế vùng, hội nhập quốc tế; giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân...
 
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thị Uyên Trang phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thị Uyên Trang phát biểu tại lễ kỷ niệm.

 

Bí thư huyện ủy Châu Thành Trương Minh Tới phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Bí thư Huyện ủy Châu Thành Trương Minh Tới phát biểu tại lễ kỷ niệm.
 
Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao niềm tin trong nhân dân; đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2025, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam”, BCH Đảng bộ tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh nhà tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Niềm tin - Phát triển” triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, làm tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI...
 
Đại biểu tham quan nhà thở Nguyễn Thị Thập.
Đại biểu tham quan Nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.

 

Bà Lê Ngọc Thu (bên phải) là con của đồng chí Nguyễn Thị Thập xem lại các hình ảnh tại nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.
Bà Lê Ngọc Thu (bên phải) là con của đồng chí Nguyễn Thị Thập xem lại các hình ảnh tại Nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập.
 
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đại diện lãnh đạo Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn, Huyện ủy Châu Thành cũng đã bày tỏ niềm tự hào về truyền thống anh hùng và tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước đã anh dũng chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống kiên cường bất khuất của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, thế hệ hôm nay nguyện tiếp nối các thế hệ đi trước, tinh thần của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ sẽ là động lực cho thế hệ hôm nay phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với truyền thống anh hùng của quê hương Nam kỳ khởi nghĩa... 
 
 

 

 

 

Các tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm.
Các tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm.
 
Trước đó, các đại biểu đã đến đặt tràng hoa và thắp hương tưởng niệm 4 đồng chí đã tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc Pháp tại Khu di tích lịch sử Gò Me; thắp hương tại Nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ và Nhà thờ đồng chí Nguyễn Thị Thập. 
 
 
P. MAI - C. THẮNG
 
 
.
.
.