Chủ Nhật, 01/10/2017, 19:31 (GMT+7)
.

Kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020 đạt 3,4 tỷ USD

Đề án Tái cấu trúc ngành Công nghiệp (CN) tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt đặt ra mục tiêu chung là thu hút đầu tư vào phát triển CN Tiền Giang trên cơ sở phân bố sản xuất CN hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả về vị trí địa lý, tiềm năng thế mạnh của tỉnh cũng như phù hợp với quy hoạch phân bố không gian chung của tỉnh nhưng đồng thời vẫn đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về môi trường.

Ưu tiên ngành công nghiệp chế biến.
Ưu tiên ngành công nghiệp chế biến.

Chú trọng tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng các ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống; ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao đặc biệt là công nghệ sinh học; thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp CN hỗ trợ, tạo sự đồng bộ, đa dạng trong phát triển CN.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là giá trị gia tăng ngành CN tăng khoảng 16,5%/năm, tỷ trọng ngành CN sẽ tăng từ 23,2% (năm 2015) lên 28,9% vào năm 2020. Giá trị sản xuất CN của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 18,2%, tương ứng với giá trị sản xuất CN đạt 149.950 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2015 (theo giá so sánh 2010); kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020 đạt 3,4 tỷ USD; tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2020 đạt 9.116 tỷ đồng…

a
Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng là một trong những mục tiêu được đặt ra.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2030 giá trị sản xuất ngành CN tăng khoảng 14,5%, tỷ trọng ngành CN trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030 sẽ tăng lên đạt khoảng 44,7%. Giá trị sản xuất CN giai đoạn này sẽ đạt khoảng 1%, tương ứng giá trị sản xuất CN đạt 425.803 tỷ đồng…

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề án cũng đưa ra lộ trình, các nhóm giải pháp và chính sách thực hiện. Theo đó, gắn tái cơ cấu ngành CN vơi tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, gắn với sản xuất CN của tỉnh với việc xây dựng vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 4 để phát triển các sản phẩm công nghiệp, các quy trình công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp hướng đến thị trường Đồng bằng sông Cửu Long và cả khu vực phía Nam.

ANH PHƯƠNG

.
.
.