.

Nông nghiệp và sự "tử tế"

Cập nhật: 20:46, 13/06/2024 (GMT+7)

(ABO) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, bán hạt gạo không bao giờ giàu, bán sự tử tế sẽ giàu.

Có lẽ đây là điều đáng phải suy ngẫm cho ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Bởi, suy cho cùng, sự tử tế trong ngành Nông nghiệp quý giá hơn rất nhiều đối với những người tham gia làm nông nghiệp nói chung và người nông dân trực tiếp sản xuất nói riêng. Sự tự tế ở đây hàm chứa nhiều yếu tố, nhưng suy cho cùng chất lượng sản phẩm, hay nói đúng hơn là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu.

Nhìn từ thực tiễn mới nhận thấy rằng, ngành Nông nghiệp Việt Nam nói chung, tỉnh Tiền Giang nói riêng đã trải qua mấy mươi năm với rất nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như mỗi tỉnh, thành. Ngành Nông nghiệp Tiền Giang cũng được đánh giá quan trọng trong bức tranh chung của cả nước.

N
Nông nghiệp an toàn là hướng đi bắt buộc.

Song, bên cạnh những thành tựu quan trọng, ngành Nông nghiệp cũng để lại một số yếu tố cần phải bàn thêm. Bộ trưởng Lê Minh Hoan, người gắn bó lâu dài với ngành Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, nên rất am hiểu một số thực trạng ngành Nông nghiệp nước nhà. Do vậy, sự "tử tế" trong ngành Nông nghiệp có lẽ cũng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.

Thực tế cũng cho thấy, ngành Nông nghiệp nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, thời quan qua cũng để lại một số hạn chế. Đó là, việc chạy theo số lượng, năng suất mà chưa chú ý đến chất lượng; đó là việc cạnh tranh không lành mạnh trong khâu tiêu thụ sàn phẩm; đó là việc lạm dụng thuốc bảo bệ thực vật; đó là việc “bẻ kèo” trong việc bao tiêu sản phẩm; đó là việc tranh mua, tranh bán lúc cao điểm giá sản phẩm cao; đó là việc “gian lận” trong việc cấp mã số vùng trồng… Thực tế này đã và đang tồn tại và trở thành “bài toán” nan giải của ngành Nông nghiệp.

Thực tế cũng đã dẫn chứng rằng, mới đây Trung Quốc, một trong những thị trường rất lớn về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trái cây của Việt Nam, đưa ra cảnh báo về các lô hàng xuất khẩu sầu riêng. Trong khi đó, sầu riêng là một trong những trái cây có lượng tiêu thụ rất lớn ở thị trường Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường này vào tháng 7-2022. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường rất lớn này thời gian gần đây cũng vướng một số trục trặc.

Một nền nông nghiệp “tử tế” được xem là đảm bảo các chuẩn mực, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu chính ngạch. Đây cũng là nỗ lực của ngành Nông nghiệp cả nước. Song, để đạt được mục tiêu này là cả một quá trình lâu dài, với nhiều nỗ lực từ Trung ương và địa phương.

TA

.
.
.