Thứ Năm, 22/08/2019, 07:57 (GMT+7)
.

Nông dân Tiền Giang và ĐBSCL được vay vốn ưu đãi từ TPBank

Nông dân Tiền Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung có thuận lợi là sở hữu đất đai, diện tích mặt nước đang đứng trước cơ hội được cấp vốn, phát triển sản xuất, đổi đời nhờ gói vai ưu đãi của TPBank dành cho lĩnh vực nông nghiệp.

Nông, ngư nghiệp là một ngành “khát vốn” và bắt đầu sáng đầu ra với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, hiện có nhiều nông dân, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn về vốn do chưa có nhiều gói vay từ phía ngân hàng, thậm chí nhiều nơi có tình trạng người dân phải tiếp cận “tín dụng đen” lãi suất cao gây rủi ro mất vốn, thậm chí phá sản.

Thấu hiểu điều này, TPBank đã nhanh nhạy đưa ra nhiều gói vay đặc thù hướng tới nông dân, với lãi suất chỉ từ 6,5%/năm trong 3 tháng đầu tiên, số tiền cho vay lên tới 2 tỷ đồng/khách hàng, thời gian vay tối đa tới 60 tháng, thủ tục đơn giản, gọn, nhẹ giúp nông dân đổi đời, yên tâm phát triển sản xuất.

Theo số liệu thống kê, Tiền Giang có diện tích trồng cây lâu năm lên đến hàng trăm ngàn ha; trong đó, riêng về trồng cây ăn quả trên 77.000 ha, chiếm đến 39,6% tổng diện tích đất nông nghiệp trong tỉnh, với một số loại cây trái đã tạo nên thương hiệu như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, mãng cầu xiêm Tân Phú Đông… ngoài ra, còn nhiều diện tích mặt nước phục vụ nuôi, trồng thủy sản, với tiềm năng lớn phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nông dân ĐBSCL có nhiều cơ hội đổi đời nhờ hiện đại hóa sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh Lê Hoàng Vũ
Nông dân ĐBSCL có nhiều cơ hội đổi đời nhờ hiện đại hóa sản xuất, tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh Lê Hoàng Vũ

Để phát triển kinh tế, các hộ nông dân đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn quy trình khoa học Global GAP, Viet GAP và các quy trình chuẩn mực được thị trường chấp nhận. Việc này tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu, nhưng đem lại hiệu quả cao và bền vững. Trong trường hợp gặp khó khăn về vốn, nông dân có thể tìm tới TPBank. Đối với vấn đề vốn, TPBank là một trong những đơn vị có chính sách cho vay tối ưu đáp ứng nhu cầu của nông dân, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và kinh tế vùng.

Theo đại diện TPBank, những năm gần đây nông nghiệp bắt đầu có nhiều cửa sáng, những sản phẩm của nhà nông được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, thu nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, nông nghiệp lại có đặc thù là ngành “khát vốn” khi chưa có nhiều gói vay tốt từ các ngân hàng. Do đó, TPBank đã dành 1.000 tỷ đồng ngân sách cho các gói vay đặc thù riêng trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ quyết liệt tiếp cận, nghiên cứu về đặc điểm địa phương, đơn giản hóa các thủ tục và đẩy nhanh tốc độ phê duyệt, tốc độ giải ngân, các chi nhánh TPBank tại địa bàn đã xây dựng được uy tín, tiếng lành đồn xa, trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân tới đề nghị cấp vốn.

.
.
.