Thứ Sáu, 17/03/2023, 10:20 (GMT+7)
.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm cũng được hưởng lương hưu

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm để được hưởng lương hưu. Quy định này tạo cơ hội cho những người tham gia bảo hiểm xã hội muộn, hoặc đối tượng tham gia không liên tục, cũng được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già.

a
Lao động tại Công ty TNHH Cự Thành, Đồng Nai. (Ảnh: Thiên Vương).

Mở rộng quyền và lợi ích người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 16-3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo thông tin về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (dưới đây gọi tắt là dự thảo Luật).

Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, Quốc hội thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với 5 nhóm chính sách chính. Cụ thể là:

a
Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan phát biểu tại họp báo (Ảnh: Giáp Tống)

Chính sách 1: Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, linh hoạt.

Chính sách 2: Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Chính sách 3: Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội).

Toàn bộ dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được lấy ý kiến các cơ quan, bộ, ngành, địa phương và nhân dân. Thời hạn lấy ý kiến từ ngày 28-2-2023 và kết thúc vào ngày 30-4-2023.

Chính sách 4: Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội.

Chính sách 5: Đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hướng tới ba mục tiêu chính.

Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội của người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23-5-2018 Hội nghị VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ bảo hiểm xã hội toàn bộ lực lượng lao động.

Thứ hai, sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.

Thứ ba, sửa đổi để mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Hoàn thiện quy định quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Để hoàn thiện trước khi trình Chính phủ và Quốc hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, bộ, ngành, địa phương và nhân dân đối với toàn bộ dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thời hạn lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 28-2-2023 và kết thúc vào ngày 30-4-2023.

Theo nhandan.vn


 

.
.
.