Thứ Năm, 26/05/2022, 15:46 (GMT+7)
.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo báo cáo Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(ABO) Sáng 26-5, UBND tỉnh Tiền Giang lấy ý kiến góp ý báo cáo giữa kỳ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tham vấn lần 4 - báo cáo giữa kỳ). Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Quy hoạch tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì hội nghị.
 
Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh phát biểu tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh phát biểu tại hội nghị.
Tiền Giang là mặt tiền phía Tây Nam của vùng TP. Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh quan hệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang nằm trong trục động lực vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cần Thơ. 
 
Với định hướng phát triển tổng thể, Tiền Giang đang lựa chọn việc phát huy những định hướng, tiềm năng cũ, mang tính ổn định hay tập trung khai thác những tiềm năng mới, mang tính đột phá; lựa chọn phát huy tất cả những tiềm năng ngắn và trung hạn, nhằm tăng trưởng nhanh, chấp nhận mất đi những tiềm năng dài hạn hay chấp nhận phát triển từ từ ở trung hạn nhưng đảm bảo phát triển bền vững lâu dài. Bên cạnh đó, xem Tiền Giang như một tỉnh độc lập hay chủ yếu là một phần của vùng lớn (bao gồm cả vùng TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
 
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Đơn vị tư vấn đưa ra các kịch bản: Tiếp tục hiện trạng - Tiền Giang là điểm trung chuyển, vựa trái cây xuất khẩu; tăng trưởng xanh - Tiền Giang là vườn của vùng TP. Hồ Chí Minh; tăng trưởng mạnh - Tiền Giang là cực tăng trưởng Nam vùng TP. Hồ Chí Minh. Với định hướng phát triển đô thị, đơn vị tư vấn đưa ra 5 kịch bản: Coi toàn bộ tỉnh Tiền Giang là 1 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương; coi toàn bộ từng huyện đủ điều kiện mật độ là đô thị; coi toàn bộ từng xã đủ điều kiện mật độ là đô thị; phát triển theo hệ thống phân loại đô thị hiện nay, tập trung vào hành lang đô thị dọc Quốc lộ 1 và Quốc lộ 50; giữ nguyên và cải tạo hệ thống đô thị hiện hữu, tập trung phát triển 3 vùng đô thị mới: Vùng đô thị du lịch ven sông Tiền, vùng đô thị biển Gò Công và vùng đô thị công nghiệp Tân Phước. Với các định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, kinh tế biển, thương mại - dịch vụ…, đơn vị tư vấn đã đưa ra các định hướng chiến lược cụ thể. 
 
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đình Thông Báo cáo tình hình triển khai lập Quy hoạch tỉnh.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đình Thông báo cáo tình hình triển khai lập Quy hoạch tỉnh.
Đại diện các sở, ngành tỉnh, chuyên gia đã thảo luận các phương án định hướng phát triển tổng thể, định hướng phát triển đô thị và các lĩnh vực phụ trách.
 
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Văn Bon phát biểu đóng góp ý các phương án quy hoạch.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Văn Bon phát biểu đóng góp ý kiến phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị: Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu, cập nhật, bổ sung, khẩn trương hoàn thiện dự thảo báo cáo Quy hoạch tỉnh để UBND tỉnh tổ chức báo cáo và lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia và nguyên lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu.
 
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; chủ động liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để kịp thời bổ sung, cập nhật, phản ánh các nội dung cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện lập Quy hoạch đạt chất lượng, đúng yêu cầu của nhiệm vụ lập Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Song song đó, đơn vị xây dựng kế hoạch tiến độ chi tiết, với nhiệm vụ từng ngành, địa phương đảm bảo thời gian, chất lượng và mang tính khả thi.
 
Đại diện Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang trình bày những nội dung chính trong dự thảo báo cáo Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đại diện đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang trình bày những nội dung chính trong dự thảo báo cáo Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương phải coi việc lập Quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, mang tầm chiến lược dài hạn làm cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Các sở, ngành, địa phương tiếp tục góp ý bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, cần lưu ý phù hợp cập nhật quy hoạch ngành, tham vấn thêm ý kiến từ các bộ, ngành quản lý.
 
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Đối với đơn vị tư vấn, đồng chí đề nghị cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đại biểu và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tỉnh. Đồng thời, bổ sung, hoàn thiện báo cáo giữa kỳ và thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo các nội dung, mục tiêu, mô hình phát triển được thống nhất, đồng bộ…
 
Việc chọn phương án đường sắt quyết định đến tiềm năng phát triển khác nhau. Nếu chọn phương án 1 thì thuận lợi cho phát triển vùng đất mới ven sông Tiền; nếu chọn phương án 2B thì thuận lợi cho phát triển các đô thị hiện hữu.
Việc chọn phương án đường sắt quyết định đến tiềm năng phát triển khác nhau. Nếu chọn phương án 1 thì thuận lợi cho phát triển vùng đất mới ven sông Tiền, nếu chọn phương án 2B thì thuận lợi cho phát triển các đô thị hiện hữu.
Công tác tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh trong năm 2022. Sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ quan trọng trong định hướng, quản lý toàn diện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là cơ sở để đầu tư, thu hút đầu tư; là cơ sở để tỉnh phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI đã đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
VĂN THẢO
 
.
.
.