Thứ Tư, 07/06/2017, 20:37 (GMT+7)
.

Thông tin về hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ

Tiếp tục thực hiện việc đề nghị xác nhận liệt sĩ đối với những hồ sơ không còn giấy tờ gốc, đến nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tiếp nhận 12 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ còn tồn đọng chưa được công nhận.

Mọi phản ánh của nhân dân xin báo trực tiếp về số điện thoại 0733.878.166 (Phòng Người có công); hoặc phản ánh bằng thư gửi về địa chỉ: Sở LĐ-TB&XH (số 80, đường Ấp Bắc, phường 4, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Sau 15 ngày kể từ ngày đăng thông tin, mọi thông tin có liên quan đến hồ sơ liệt sĩ nếu không có phản ánh gì thì Sở LĐ-TB&XH tiến hành lập thủ tục đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.

1/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ NGUYỄN MINH TRUYỆN (sinh năm 1910, nguyên quán: Xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng ngày 15-10-1945, hy sinh ngày 18-3-1971; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Ban Chấp hành Nông hội xã Thiện Trung; nơi hy sinh: Ấp Mỹ Trinh, xã Thiện Trung.

Trường hợp hy sinh: Du kích xã cùng đơn vị đặc công C26 đến bắt ám hiệu đụng phải tao ngộ, giặc nghi ông có liên quan đến bộ đội, du kích nên bắt ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Chờ tra tấn và bắn chết tại nhà ông; hồ sơ lập trước ngày 1-7-2013.

2/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ PHAN VĂN AN (sinh năm 1936, nguyên quán: Xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng ngày 18-5-1967, hy sinh ngày 28-3-1968; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Du kích xã An Cư; nơi hy sinh: Ấp An Hòa, xã An Cư.

Trường hợp hy sinh: Nhận sự chỉ đạo của cấp trên, đang đi công tác tại ấp An Hòa, xã An Cư thì bị địch càn vào bắn hy sinh; hồ sơ lập trước ngày 1-7-2013.

3/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ TRẦN VĂN MẸO (sinh năm 1897; nguyên quán: Xã Phú Nhuận Đông, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1939, hy sinh ngày 7-2-1942; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Đội viên Đội Thanh niên tiền phong xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; nơi hy sinh: Tại nhà tù Côn Đảo; có xác nhận và danh sách quản lý của Ban Quản lý Di tích Côn Đảo.

Trường hợp hy sinh: Tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940 và xây dựng phong trào đấu tranh giành chính quyền, bị giặc Pháp bắt ngày 15-12-1940 đày ra Côn Đảo, đến nay chưa tìm được mộ.

4/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ LÊ THỊ ĐẸP (sinh năm 1949; nguyên quán: Xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Bà tham gia cách mạng năm 1967, hy sinh ngày 2-9-1969; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Cán bộ y tá xã Tân Hội; nơi hy sinh: Ấp Tân Hòa, xã Tân Hội. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Cai Lậy. Vị trí mộ: Hàng số 3, mộ số 4, lô D.

Trường hợp hy sinh: Địch càn vô địa hình Cầu Vỹ, ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, trong lúc tránh đường của địch trên đường về bị vướng lựu đạn gài nổ và hy sinh tại chỗ.

5/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ LÊ VĂN ĐỰC (sinh năm 1940; nguyên quán: Xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1960, hy sinh ngày 15-3-1966; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Chiến sĩ du kích xã Tân Hội; nơi hy sinh: Tại líp Trần Phú Nhơn, xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Cai Lậy. Vị trí mộ: Hàng số 3, mộ số 3, lô D.

Trường hợp hy sinh: Địch càn quét vào xã Tân Hội và xã Tân Phú. Trong lúc chạy, bị máy bay địch phát hiện bắn hy sinh tại líp Trần Phú Nhơn, xã Tân Phú.

6/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ TRỊNH VĂN TRE (sinh năm 1908; nguyên quán: Xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng ngày 27-8-1943, hy sinh ngày 13-8-1944; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Cán bộ Nam kỳ khởi nghĩa; nơi hy sinh: Nhà tù Côn đảo. Lịch sử Đảng bộ xã Long Hưng có ghi tên ông; có xác nhận và danh sách quản lý của Ban Quản lý Di tích Côn Đảo; hồ sơ lập trước ngày 1-7-2013, đến nay chưa tìm được mộ

Trường hợp hy sinh: Bị địch bắt đày ra Côn Đảo, tra tấn đến chết.

7/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ BÙI VĂN NHẨM (sinh năm 1940; nguyên quán: Xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1968, hy sinh ngày 7-11-1970;
cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Giao liên xã Mỹ Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; nơi hy sinh: Ấp Bắc A, xã Điềm Hy, huyện Châu Thành. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Tiền Giang. Vị trí mộ: Khu 20, hàng G, mộ số 3.

Trường hợp hy sinh: Trên đường đi giao liên, thấy máy bay, ông Bùi Văn Nhẩm cùng 2 đồng chí là Nguyễn Văn Đặng và Nguyễn Văn Khỏe trốn xuống hầm quân sự tại Ấp Bắc A, xã Điềm Hy, bị lính trên máy bay phát hiện bắt 3 ông bắn chết tại chỗ; ông Nguyễn Văn Khỏe được công nhận liệt sĩ năm 1977; ông Nguyễn Văn Đặng được công nhận liệt sĩ năm 1986.

8/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ PHAN VĂN KHÁ (sinh năm 1917; nguyên quán: Ấp Tân Thắng, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng tháng
10-1945, hy sinh ngày 18-8-1948; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Xã đội trưởng Tân Thuận Bình; nơi hy sinh: Ấp Tân Thắng, xã Tân Thuận Bình. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tân Thuận Bình từ năm 1976. Vị trí mộ: Lô số 1, mộ số B1 M4 từ năm 1976.

Trường hợp hy sinh: Ông và ông Đoàn Văn Hưng (sinh năm 1923, chức vụ Trung đội trưởng bộ đội Chợ Gạo, đã được công nhận liệt sĩ) đi làm nhiệm vụ, giặc càn, 2 ông tránh xuống hầm, chúng phát hiện bắn 2 ông chết tại ấp Tân Thắng, xã Tân Thuận Bình; hồ sơ trước đây chưa lập vì không còn thân nhân liệt sĩ.

9/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ LÊ TRUNG TRỰC (sinh năm 1926; nguyên quán: Khu phố 7, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng tháng 1-1945, hy sinh ngày
26-6-1947; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Ban Chấp hành Thanh niên Tiền phong xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo; nơi hy sinh: Xã Tân Thuận Bình. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tân Thuận Bình. Vị trí mộ: Lô số 5, mộ số B5 M16.

Trường hợp hy sinh: Tham gia trận đánh ở Cầu Sập bị địch bắn chết; hồ sơ trước đây chưa lập vì không còn thân nhân liệt sĩ.

10/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ NGUYỄN VĂN ĐẮC (sinh năm 1921; nguyên quán: Xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1945, hy sinh năm 1948; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Dân quân tự vệ xã Bình Phan; nơi hy sinh: Ấp Bình Hưng, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Bình Phan. Vị trí mộ: Lô số 1, mộ số B1 M8.
Trường hợp hy sinh: Giặc Pháp đi càn phát hiện bắn chết ông tại ấp Bình Hưng, xã Bình Phan; hồ sơ trước đây chưa lập vì không còn thân nhân liệt sĩ.

11/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ NGUYỄN VĂN CẦM (sinh năm 1938, nguyên quán: Xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1960, hy sinh ngày
4-8-1967; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Chiến sĩ du kích xã Bình Phan; nơi hy sinh: Xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Bình Phan. Vị trí mộ: Lô số 1, mộ số B1 M3.

Trường hợp hy sinh: Chống địch đi càn tại xã Bình Phục Nhứt. Ông bị địch bắn hy sinh tại công sự; hồ sơ trước đây chưa lập vì không còn thân nhân liệt sĩ.

12/ VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN Liệt sĩ DƯƠNG VĂN NGÀ (sinh năm 1946 nguyên quán: Ấp Hòa Thành, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Ông tham gia cách mạng năm 1960, hy sinh ngày 9-1-1963; cấp bậc, chức vụ khi hy sinh: Tuyên giáo xã Hòa Định; nơi hy sinh: Xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Thi hài được an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Hòa Định. Vị trí mộ: B2 – M18
Trường hợp hy sinh: Do địch đi càn, chiến đấu chống càn hy sinh; hồ sơ trước đây chưa lập vì không còn thân nhân liệt sĩ.

.
.
.